Giang Sơn Quán – Ẩm thực dân tộc không còn xa lạ gì với những người ưa chuộng những món ăn truyền thống. Đây là một trong những quán ăn nổi tiếng với không gian thoải mái, dễ chịu. Những người khách qua đây không thể không đến với “ Giang Sơn Quán”. Thu hút đông đảo khách hàng bằng những món ăn ngon tuyệt như: gà mẹt, ngỗng, gà chua ngọt,… Và có thể nói nếu ai yêu thích về món ăn truyền thống thì hãy đến với “ Giang Sơn Quán”.
Giang Sơn Quán – Ẩm thực dân tộc không còn xa lạ gì với những người ưa chuộng những món ăn truyền thống. Đây là một trong những quán ăn nổi tiếng với không gian thoải mái, dễ chịu. Những người khách qua đây không thể không đến với “ Giang Sơn Quán”. Thu hút đông đảo khách hàng bằng những món ăn ngon tuyệt như: gà mẹt, ngỗng, gà chua ngọt,… Và có thể nói nếu ai yêu thích về món ăn truyền thống thì hãy đến với “ Giang Sơn Quán”.
Treeving Coffee – điểm đến lý tưởng cho mọi tín đồ cà phê
Treeving Coffee, nơi mang đến trải nghiệm cà phê đẹp tại Hà Nội, với không gian xanh và background tuyệt vời cho ảnh “sống ảo”. Hãy ghé thăm vào những ngày mát mẻ hoặc lúc hoàng hôn để trải qua không khí tuyệt vời nhất.
The Coffee House – nơi lý tưởng để hoàn thành công việc cuối cùng
The Coffee House – Nơi tốt nhất để bạn làm việc, học tập và đặt deadline
LemNhem Cafe – Nét độc đáo của quán cafe Long Biên với phong cách vintage
Điểm đặc biệt tại LemNhem Cafe là mỗi ly cafe được chủ nhân pha thủ công, tạo ra hương vị thơm ngon, đậm đà. Điều này làm cho quán luôn thu hút đông đảo khách hàng.
Nguyên liệu làm bánh gai làng Giá đơn giản như gạo nếp, lá cây gai (đây là nguyên liệu chính làm nên hương vị đặc trưng của bánh), đỗ xanh, cùi dừa, mỡ lợn, đường kính, vừng,… Để làm ra được món bánh gai nức tiếng, người làng Giá phải bỏ ra nhiều công phu. Đầu tiên là khâu làm bột. Bột làm bánh gai được làm từ gạo nếp ngon xay nhuyễn. Sau đó, bột phải được giã bằng cối đá và chày gỗ. Người làng Giá cho rằng bột giã bằng tay thì mới quánh, dẻo và ngon nên cho đến giờ họ vẫn giữ cách giã bột truyền thống này.
Địa chỉ: Xã Yên Sở, Hoài Đức, Hà Nội
Bánh bác – Bánh tiến vua nổi tiếng của người Hà Nội xưa
Bánh bác là một đặc sản của làng Giang Xá – Hà Nội, cùng với bánh phu thê, cá anh vũ, gà Đông Cảo,… Bánh bác là một trong những sản vật tiến vua thời xưa. Trong tâm thức người Giang Xá, bánh bác chính là biểu tượng của làng. Món bánh này “khai sinh” cùng thời Lý Nam Đế lập quốc.
Trong rất nhiều miền quê cùng thờ Lý Nam Đế, làng Giang Xá là một trong những nơi thờ tự chính. Để biểu thị tấm lòng tôn kính, người dân Giang Xá đã sáng tạo ra bánh bác để dâng vua. Thời xưa, bánh do các trưởng lão trong làng làm riêng để tiến vua. Sau này, người dân truyền nhau cách làm, rồi bánh bác dần xuất hiện trong các sự kiện lớn của làng như lễ hội, cưới xin hay làm quà biếu khách quý.
Địa chỉ: Làng Giang Xá, thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức
Bưởi đường La Tinh là giống bưởi chỉ có tại thôn La Tinh, xã Đông La (huyện Hoài Đức). Giống bưởi này, cây già thì quả càng nhỏ lại càng ngon. Bưởi đường La Tinh có độ brix (ngọt) đạt 13-14%. Đặc biệt là không he, ăn ngon, ngọt và giòn tôm. Chính vì vậy, bưởi đường La Tinh có vị ngọt ít loại bưởi nào sánh kịp. Ngoài ra, bưởi đường La Tinh còn có một lợi thế lớn là bảo quản trong một thời gian dài với môi trường tự nhiên, độ ngon và chất lượng quả vẫn bảo đảm sau thu hoạch từ 6 đến 8 tháng, thậm chí cả năm mà không bị khô tôm, vỏ ít bị héo.
Địa chỉ: Thôn La Tinh, xã Đông La, huyện Hoài Đức
Cam Canh có xuất xứ từ làng Vân Canh – huyện Hoài Đức – Hà Tây (cũ), nay thuộc Tp. Hà Nội. Do nguồn gốc từ Vân Canh, nên người dân nơi đây đặt tên là Cam Canh. Vào dịp cuối năm, nếu các bạn có dịp ghé qua chợ Phương Canh, nằm trên trục ngã tư Canh, sẽ thấy rất nhiều Cam Canh được bày bán. Cam canh rất dễ tìm mua vào các tháng 11, 12 dương lịch. Sau vụ mùa thu, trái ngọt và thơm ngon hơn vụ xuân đầu năm. Tại các chợ đầu mối, chợ cóc, siêu thị và cửa hàng bán lẻ bạn dễ dàng tìm thấy những trái cam nhỏ vừa phải, vỏ sần sùi màu cam đỏ, tép tươi và mọng nước được bày bán.
Địa chỉ: Làng Vân Canh, huyện Hoài Đức
Thiên Đường Bảo Sơn ở đường Lê Trọng Tấn, xã An Khánh, huyện Hoài Đức. Có thể tìm được Thiên Đường Bảo Sơn rất dễ dàng bởi khu du lịch ở khá gần Hà Nội, chỉ cách Trung tâm Hội nghị Quốc gia 6km, dọc theo Đại lộ Thăng Long. Thiên Đường Bảo Sơn bao gồm tất cả 8 địa điểm chuyên biệt: Thiên đường văn hóa, sinh thái, trò chơi, nghệ thuật, ẩm thực, công nghệ, hội thảo và các hoạt động dưới nước. Trong đó thiên đường sinh thái là nơi được ưa chuộng nhất. Trong đó thiên đường sinh thái được chia nhỏ thành 3 khu khác nhau: Vườn thú quý hiếm, thế giới đại dương và khu sinh thái. Đây là khu giải trí tổng hợp, có rất nhiều trò chơi và cảnh quan sinh động, đa dạng cho sự trải nghiệm và tham quan.
Chùa Diên Phúc là tên tự (chữ) của chùa làng, xã Sơn Đồng (Hoài Đức). Từ quận Hà Đông đi về huyện Hoài Đức đến ngã tư Sôn Đồng thì tới chùa. Chùa được xây dựng trên dện tích rộng, quay về hướng nam. Chùa Sơn Đồng không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân trong và ngoài xã mà ngôi chùa nay còn lưu giữ được nhiều giá trị với hệ thống các hiện vật quý như đồ thờ, hệ thống tượng cũng như kiến trúc độc đáo. Tam quan đồng thời là gác chuông ở ngay giáp đường liên huyện được xây ba gian dàn ngang kiểu chồng diêm 2 tầng 4 mái trước và sau. Bộ khung bằng gỗ như tầng dưới đặt trên những trụ gạch, chính giữa trổ 3 cửa xây cuốn. Chùa Diên Phúc (Diên Phúc tự) là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời Lý, là nơi thờ Phật và cũng là nơi thờ bà Phạm Thị – mẹ vua Lý Công Uẩn. Chùa là một công trình nghệ thuật mang đậm phong cách thời Lý, hiện nay trong chùa còn lưu giữ rất nhiều hiện vật quí giá. Trong suốt quá trình tồn tại gần 1.000 năm, ngôi chùa đã bị xuống cấp nghiêm trọng, ngoài việc bị thiên nhiên phá huỷ, ngôi chùa còn bị chiến tranh tàn phá. Năm 1992 khi Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia, nhân dân làng Thái Bình đã vận động và quyên góp kinh phí di chuyển Chùa và Đình Thái Đường từ bên ngoài đê chuyển vào vị trí hiện nay.
Đình Tiền Lệ nằm trên địa phận thôn Tiền Lệ, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Đây là công trình kiến trúc cổ được người xưa hưng công từ lâu đời và là trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân địa phương. Di tích còn giữ được kiến trúc, sắc thái nghệ thuật thời Lê và được gọi theo tên thôn là đình Tiền Lệ. Di tích còn giữ được kiến trúc, sắc thái nghệ thuật thời Lê và được gọi theo tên thôn là đình Tiền Lệ. Nằm sát nội đô, nhưng đình Tiền Lệ xưa cũ như ở trong cổ tích: Hơn 70 năm chưa trùng tu, những sứt sẹo của thời gian vẫn còn nguyên vẹn, cuộc sống hiện đại tưởng như ở rất xa. Về đây, xuôi theo con dốc nhỏ từ đê Song phương đổ xuống, đặt gót lên sân đình gạch cổ xù xì ta sẽ thấy thời gian như lùi lại theo từng bước chân. Ngước lên, ngợp mắt là một tòa đại đình già nua gân guốc, cũ kỹ đến hoang sơ – đẹp chùn chân với tường rêu, ngói sạt, song gỗ xiêu xiêu. Tổng thể hài hòa, thân thuộc – Khí sắc thanh tao, nhiều phần thoát tục – với 1 đàn linh thú rập rình trên mái đao, bờ chảy. Xuôi tiếp theo thần đạo, bước vượt thềm rồng, thấy dãy cột hiên nứt nẻ đứng hai bên, nghiêng mình che chống cho một nội thất âm u, vàng son thấp thoáng,… Đình kết cấu theo kiểu chữ Đinh với các hạng mục đại bái và hậu cung Ba gian giữa có kích thước bằng nhau, hai gian kế bên nhỏ hơn.