Địa chỉ: Am Bà là miếu thờ Thánh Mẫu Thiên - Y - A - Na, thuộc địa phận thôn Phò An, tiếp giáp với làng Dương Nỗ, cách nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh khoảng 300m về phía Đông và đường tỉnh lộ Huế - Thuận An gần 100m về phía Bắc.
Địa chỉ: Am Bà là miếu thờ Thánh Mẫu Thiên - Y - A - Na, thuộc địa phận thôn Phò An, tiếp giáp với làng Dương Nỗ, cách nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh khoảng 300m về phía Đông và đường tỉnh lộ Huế - Thuận An gần 100m về phía Bắc.
Khi đặt chân đến Thánh Địa Mỹ Sơn, bạn sẽ phải ngỡ ngàng trước những trải nghiệm vô cùng thú vị và độc đáo như:
Nếu bạn là một người đam mê sống ảo, thì Thánh Địa Mỹ Sơn chính là địa điểm lý tưởng để tạo ra những bức ảnh nghìn like trên Facebook. Dù đứng ở bất kỳ đâu trong thánh địa, bạn đều có thể chụp được những bức ảnh đẹp với background đậm chất lịch sử và văn hóa.
Ngoài ra, bạn đừng ngần ngại việc check-in tại Thánh Địa Mỹ Sơn với trang phục truyền thống của người Chăm Pa. Sự nổi bật và tinh tế của những bộ trang phục này không chỉ tôn lên vẻ đẹp của bạn mà còn tạo ra những bức ảnh độc đáo và đáng nhớ. Việc kết hợp trang phục truyền thống với nền kiến trúc cổ kính tại Thánh Địa Mỹ Sơn sẽ tạo ra những khoảnh khắc để đời đầy ấn tượng.
Trước kia, Thánh Địa Mỹ Sơn được biết đến là một thánh địa Ấn Độ giáo của vương quốc Chăm Pa. Mỗi khi có vị vua lên ngôi, họ thường đến đây để dâng cúng lễ vật, làm lễ thánh tẩy và xây dựng đền thờ.
Ngoài ra, Thánh Địa Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hoá và tín ngưỡng quan trọng đối với các triều đại Chăm Pa. Đồng thời cũng là nơi chôn cất của các vị vua và những người có quyền lực lớn.
Thánh Địa Mỹ Sơn được xây dựng trong một thung lũng rộng lớn gần đầu nguồn sông Thu Bồn. Đây là nơi linh thiêng thờ cúng các vị thần và vua Chăm Pa cổ đại.
Các ngôi đền được xây bằng gạch đỏ, trang trí bởi các bức phù điêu mang hình ảnh đáng kính của các vị thần, nữ thần đạo Hindu, động vật, vũ nữ Apsara và các vị vua Chăm. Ngoài ra, Thánh Địa Mỹ Sơn còn mang đậm dấu ấn của đạo Hindu bởi các họa tiết như thần rắn Naga, cây sen, ngọn lửa,...
Lối kiến trúc tại Thánh địa Mỹ Sơn mang nhiều nét đặc trưng của Ấn Độ giáo. Những đền tháp tại đây được xây dựng chủ yếu từ gạch đá và hướng về phía Đông - nơi mặt trời mọc và cũng là nơi trú ngụ các thần linh. Cấu trúc của đền, tháp bao gồm 3 phần chính là: đế tháp, thân tháp và đỉnh tháp.
Mỗi đền, tháp tại Thánh Địa Mỹ Sơn sẽ thờ một vị thần hoặc một vị vua triều đại khác nhau. Do đó, mỗi công trình được xem như một mảnh ghép tái hiện lại nền văn hóa lịch sử của Vương quốc Chăm Pa.
Khu di tích lịch sử Thánh Địa Mỹ Sơn được chia thành 3 khu vực chính bao gồm:
Bên cạnh việc khám phá các di tích tại Thánh Địa Mỹ Sơn, du khách còn có cơ hội được trải nghiệm sâu sắc hơn về văn hóa của người Chăm Pa thời xưa qua các màn trình diễn văn hóa nghệ thuật. Chẳng hạn như trình diễn nhạc cụ dân tộc hay các vũ điệu múa truyền thống của người Chăm. Đặc biệt, vũ điệu Apsara tinh tế sẽ tạo cho du khách cảm giác như bước vào một không gian huyền bí giữa rừng núi.
Ngoài ra, việc tham gia vào lễ hội Katê tại Mỹ Sơn vào tháng 7 hàng năm theo lịch dân tộc Chăm cũng là một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời. Đây là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng nhất của người Chăm, nhằm tưởng nhớ tổ tiên cũng như cầu nguyện cho sự thịnh vượng và bình an.
Từ khi được phát hiện, Thánh Địa Mỹ Sơn đã thu hút sự quan tâm của nhiều du khách bởi kiến trúc hùng vĩ và thâm nghiêm. Câu chuyện lịch sử của nơi này còn chứa đựng 5 điều thú vị mà có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết đến đó là:
Trong khu di tích Thánh Địa Mỹ Sơn còn lưu giữ một kho tàng văn hóa quý giá của người Chăm Pa xưa. Đó là hệ thống tượng đá điêu khắc mang hình ảnh của các vị thần và hoa văn chạm khắc, thể hiện sự tôn kính và tín ngưỡng sâu sắc của người Chăm Pa.
Kỹ thuật xây dựng, điêu khắc và chạm khắc tinh xảo của họ đã đạt đến một đỉnh cao, với những chi tiết trang trí sống động và chân thực, thể hiện lòng thành kính đối với thần linh.
Tại cuộc họp thứ 23 tại Maroc năm 1999, UNESCO đã quyết định công nhận Thánh Địa Mỹ Sơn ở Hội An là một trong những di sản văn hóa thế giới. Đó là minh chứng rõ nhất về một nền văn minh Châu Á đã biến mất.
Vì đó là nền văn minh Chăm Pa, một nền văn minh đã từng tồn tại ở khu vực miền Trung Việt Nam từ cuối thế kỷ 2 đến đầu thế kỷ 19. Mặc dù đã trải qua bao biến cố lịch sử, giá trị văn hóa tại Thánh Địa Mỹ Sơn vẫn giữ nguyên cho đến ngày nay và thu hút sự yêu thích của du khách từ khắp nơi.
Trong văn hóa của người Chăm Pa, việc xây dựng đền thờ bắt buộc cửa chính phải hướng về phía Đông để đón ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, tại Thánh Địa Mỹ Sơn lại có đến 5 cụm tháp có cửa chính được xây theo hướng Đông Nam.
Theo các nhà nghiên cứu khảo cổ học cho biết, do quá trình hoạt động đứt gãy đã làm thay đổi hướng cửa chính của các cụm tháp. Thay vì xây theo hướng quy định, các cụm tháp tại Thánh Địa Mỹ Sơn lại bị điều chỉnh hướng theo chiều kim đồng hồ.
Khi đến thăm quan di sản văn hóa Thánh Địa Mỹ Sơn, bạn cần lưu ý những điều quan trọng sau đây:
Vừa rồi, Drt.danang.vn đã chia sẻ chi tiết về những điều thú vị tại khu di tích Thánh Địa Mỹ Sơn. Nếu bạn là một người yêu thích khám phá những di tích lịch sử, đào sâu về văn hóa cổ của người Chăm Pa, thì Thánh Địa Mỹ Sơn chắc chắn là địa điểm mà bạn không thể bỏ qua. Hãy lên kế hoạch khám phá Thánh Địa Mỹ Sơn ngay hôm nay để trải nghiệm những điều thú vị và độc đáo tại đây nhé.
ĐỒNG TIỀN VIỆT NAM DƯỚI THỜI ĐINH - TIỀN LÊ (THẾ KỶ X)
Năm 968, sau khi dẹp xong “loạn 12 sứ quân", đất nước thu về một mối Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế và cho định đô ở vùng đất Hoa Lư (nay thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình), đặt tên nước Đại Cồ Việt. Với cương vị là người đứng đầu đất nước độc lập tự chủ, vua Đinh Tiên Hoàng bắt đầu xây dựng một chính thể quân chủ mới. Tổ chức bộ máy chính quyền của nhà nước quân chủ độc lập dần được hình thành. Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con trai trưởng Đinh Liễn bị ám hại. Đinh Toàn mới 6 tuổi lên nối ngôi. Thập đạo tướng quân Lê Hoàn được cử làm phụ chính. Lúc này nhà Tống đang lăm le xâm chiếm Đại Cồ Việt. Vì thế, năm 980, Lê Hoàn được quân sĩ và thái hậu Dương Vân Nga đồng tình ủng hộ, suy tôn lên ngôi vua.[1]
Các vua nhà Đinh - Tiền Lê khi lên ngôi hoàng đế đều cố gắng thực thi các chính sách phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp. Nhà nước đã xây dựng một số xưởng chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công cần thiết như: xưởng đúc tiền, rèn vũ khí, xây dựng cung điện…Thời kỳ này, hoạt động trao đổi buôn bán giữa các vùng miền trong nước khá nhộn nhịp và phát triển. Chợ mọc lên ở nhiều nơi. Để góp phần vào sự phát triển kinh tế thương nghiệp, từ đầu thời nhà Đinh nhà nước đã cho đúc tiền “Thái Bình hưng bảo” - đồng tiền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Năm 984 vua Lê Đại Hành lại tiếp tục cho đúc tiền “Thiên Phúc trấn bảo”.
Tiền thời Đinh - Tiền Lê làm từ chất liệu kim loại, hình tròn, có viền xung quanh, chính giữa có lỗ vuông. Tiền được viết bằng chữ Hán ở cả hai mặt, chữ viết nổi được thiết kế đọc chéo. Mặt trước có 4 chữ “Thái Bình hưng bảo” (太平興寶), “Thiên Phúc trấn bảo” (天 福 鎮 寶). Mặt sau của đồng tiền viết chữ Đinh (丁), chữ Lê (黎) là tên triều đại sản xuất. Tiền “Thái Bình hưng bảo” chữ “Thái Bình” chỉ niên hiệu của vua Đinh Tiên Hoàng với khát vọng đất nước thái bình, an yên, “hưng bảo” thể hiện mong muốn cho đất nước được hưng thịnh, trường tồn và phát triển. “Thái Bình hưng bảo” có ý nghĩa ước mong những điều tốt đẹp cho đất nước, khẳng định nền độc lập tự chủ của dân tộc ta không chỉ ở lĩnh vực chính trị, ngoại giao, văn hóa mà còn cả trong lĩnh vực kinh tế. Tiền “Thiên Phúc trấn bảo”, chữ “Thiên Phúc” chỉ niên hiệu của vua Lê Đại Hành với hàm ý được phúc trời ban, “trấn bảo” nghĩa là giữ gìn, bảo vệ thành quả đã đạt được và đưa đất nước tiến lên những bước vững chắc.
[1] Đại Việt sử ký toàn thư, Hoàng Văn Lâu - Ngô Thế Long dịch (1998), tập 3, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
Tiền “Thái Bình hưng bảo” (太平興寶)
Tiền “Thiên Phúc trấn bảo” (天 福 鎮 寶)
Qua đó, chúng ta có thể hiểu chữ “trấn bảo” trên đồng tiền “Thiên Phúc trấn bảo” thời Tiền Lê mang một hàm ý sâu sắc của bậc tiền nhân về việc giữ gìn, bảo vệ và kế thừa sự nghiệp của nhà Đinh. Vua Lê Đại Hành đã tiếp tục xây dựng và bảo vệ đất nước, đưa Đại Cồ Việt thành quốc gia hưng thịnh lúc bấy giờ. Vua Lê tiếp tục xây dựng nhà nước quân chủ, ban hành các luật lệ, chú trọng phật giáo, phát triển kinh tế, văn hóa, đặc biệt ưu tiên nông nghiệp, thương nghiệp, mở mang hệ thống các tuyến đường thủy, đường bộ. Các công trình đào sông thời Tiền Lê do vua Lê Đại Hành khởi xướng đã mở đầu cho quá trình phát triển của hệ thống giao thông đường thủy của nước ta dưới thời phong kiến ở thế kỷ X[2]. Điều đó có ý nghĩa thúc đẩy ngành kinh tế thương nghiệp ngày càng phát triển và đồng tiền được lưu hành rộng rãi trong xã hội. Sự phát triển của hệ thống giao thông, của ngành kinh tế thương nghiệp đã thể hiện sự lớn mạnh của một quốc gia độc lập tự chủ trong việc thực hiện chức năng quản lý các công trình giao thông, thương mại. Thời kỳ này kinh tế, văn hóa, xã hội đến việc buôn bán giao thương rất phát triển, đời sống nhân dân được ấm no, sung túc, đất nước thịnh vượng.
Sự ra đời của đồng tiền Việt Nam dưới thời Đinh - Tiền Lê ngay trong thời kỳ đầu sau khi giành được độc lập không chỉ khẳng định ý thức dân tộc, tính độc lập tự chủ của Nhà nước Đại Cồ Việt mà còn góp phần không nhỏ vào sự phát triển nền kinh tế của đất nước, đặc biệt ngành kinh tế thương nghiệp ở thế kỷ X. Chứng tỏ ngoài việc trao đổi buôn bán bằng hình thức vật đổi vật, đồng tiền sử dụng trong lưu thông thời Đinh - Tiền Lê ngày càng phổ biến.
Đồng tiền “Thái Bình hưng bảo” và “Thiên Phúc trấn bảo” thời Đinh – Tiền Lê hiện đang được trưng bày phục vụ du khách tham quan tại nhà trưng bày khảo cổ học thuộc Khu Di tích lịch sử - văn hóa đặc biệt Cố đô Hoa Lư. Nhà trưng bày thu hút khá đông khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan bởi nơi đây bảo lưu, giữ gìn rất nhiều hiện vật có giá trị từ thế kỷ X như: tiền “Thái Bình hưng bảo”, “Thiên Phúc trấn bảo”, gạch lát nền cung điện, gạch xây tường thành
[2] Trần Thị Vinh (chủ biên) (2017), Lịch sử Việt Nam tập 2, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.