Tùy thuộc vào nhóm đối tượng được cấp phép, giấy phép môi trường có thời hạn lâu nhất là 10 năm (theo khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14). Cụ thể, giấy phép môi trường có thời hạn như sau:
Tùy thuộc vào nhóm đối tượng được cấp phép, giấy phép môi trường có thời hạn lâu nhất là 10 năm (theo khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14). Cụ thể, giấy phép môi trường có thời hạn như sau:
Giấy phép môi trường bao gồm các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020:
- Thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;
- Nội dung cấp phép môi trường;
- Yêu cầu về bảo vệ môi trường;
- Thời hạn của giấy phép môi trường;
Trong đó, nội dung cấp phép môi trường sẽ gồm:
- Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; dòng nước thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải; vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải;
- Nguồn phát sinh khí thải; lưu lượng xả khí thải tối đa; dòng khí thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải; vị trí, phương thức xả khí thải;
- Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung;
- Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý, số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;
- Loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Có thể thấy, nội dung của giấy phép môi trường được tích hợp các nội dung của giấy phép môi trường thành phần trước đây (như Giấy phép xử lý chất thải nguy hại; Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; Giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi…).
, nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ ngay đến tổng đài