Lưu ý: Kết quả tính toán này chỉ mang tính chất tham khảo
Lưu ý: Kết quả tính toán này chỉ mang tính chất tham khảo
Theo khoản 6 Điều 15 Thông tư 18 năm 2024 của Ngân hàng Nhà nước, khi sử dụng thẻ tín dụng, chủ thẻ phải sử dụng tiền đúng mục đích và thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho tổ chức phát hành thẻ các khoản tiền vay và lãi phát sinh từ việc sử dụng thẻ theo hợp đồng đã ký với tổ chức phát hành thẻ.
Hiện nay, các ngân hàng sẽ để thời gian miễn lãi suất sẽ kéo dài khoảng 45 ngày (tùy chính sách từng ngân hàng), bao gồm thời gian miễn lãi giữa hai chu kỳ thanh toán và thời gian được ân hạn (là khoảng thời gian ngân hàng gia hạn thêm nhằm tạo điều kiện cho khách hàng thanh toán hết số tiền đã ứng của ngân hàng để chi tiêu).
Nếu không thanh toán toàn bộ khoản vay (trả góp) trong khoảng thời gian này, khách hàng sẽ phải trả thêm tiền lãi cho ngân hàng.
Ngoài ra, việc không trả nợ thẻ tín dụng còn dẫn tới các hậu quả khác như:
- Có lịch sử nợ xấu ảnh hưởng đến các khoản vay sau này
Nợ xấu là những khoản tín dụng do vay mượn từ ngân hàng hay các tổ chức tín dụng, tới thời hạn trả nhưng chưa trả hoặc không trả. Các khoản nợ xấu này đều sẽ được lưu trữ thông tin tại Trung tâm tín dụng CIC.
Theo đó, khi có nhu cầu vay vốn ngân hàng, vay tiêu dùng, vay tín dụng… ngân hàng sẽ căn cứ vào thông tin tín dụng của khách hàng trên hệ thống CIC để xác định độ tín nhiệm rồi mới cho vay.
Xem thêm: Cách kiểm tra nợ xấu và có bị giả thông tin để vay nợ hay không
- Bị ngân hàng làm phiền, đòi nợ
Nếu quên không thanh toán nợ đúng hạn, ngân hàng sẽ thực hiện nhiều biện pháp khác nhau như nhắn tin, gọi điện, gửi mai để để nhắc nhở khách hàng trả nợ.
Khi gặp trường hợp này, khách hàng không nên lơ đi mà nên đối mặt với ngân hàng để trả lời họ, bằng cách đó có thể ngân hàng sẽ tư vấn cho khách hàng phương án xử lý tốt nhất.
Nếu không có sự trao đổi giữa hai bên, sau một thời gian, ngân hàng sẽ khóa hoặc đóng tài khoản thẻ để tránh phát sinh những khoản chi tiêu mới. Trường hợp xấu nhất, khách hàng còn có thể bị ngân hàng khởi kiện để đòi lại tiền.
Có nhiều trường hợp người dùng phải nợ thẻ tín dụng do không đủ khả năng tài chính. Nếu rơi vào trường hợp này, tốt nhất nên đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng mở thẻ tín dụng để trao đổi với nhân viên ngân hàng để được tư vấn, giúp đỡ tìm hướng giải quyết.
Thông thường, các ngân hàng sẽ có chương trình hỗ trợ trả góp và miễn lãi suất và phí trả chậm cho người mở thẻ.
Trên đây là một số thông tin về: Không trả nợ thẻ tín dụng bị phạt như thế nào? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 19006192 để được hỗ trợ.
Như đã nêu trên, nếu khách hàng không trả nợ và để các nhân viên ngân hàng nhắc nhở nhiều lần thì ngân hàng phát hành thẻ tín dụng sẽ gửi đơn khởi kiện đến tòa án.
Lúc này nếu khách hàng trả được nợ thì ngân hàng có thể rút đơn kiện hoặc khách hàng có thể yêu cầu Tòa án xử lý theo thỏa thuận của hai bên. Còn khi hai bên không tự giải quyết, Tòa án sẽ xét xử và đưa ra bản án đối với chủ thẻ. Đồng thời, có những biện pháp cưỡng chế để họ thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Trường hợp chủ thẻ bị phát hiện có hành vi bỏ trốn, có tiền nhưng lừa gạt cố tình không trả thì có thể họ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, tùy vào mức độ vi phạm và số tiền vay, người phạm tội có thể bị áp dụng các khung hình phạt như sau:
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu chiếm đoạt số tiền từ 04 đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 04 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về các tội xâm phạm quyền sở hữu mà chưa được xóa án tích…
- Phạt tù từ 02 - 07 năm nếu chiếm đoạt số tiền từ 50 đến dưới 200 triệu đồng;
- Phạt tù từ 05 - 12 năm nếu chiếm đoạt số tiền từ 200 đến dưới 500 triệu đồng;
- Phạt tù từ 12 - 20 năm nếu chiếm đoạt số tiền từ 500 triệu đồng trở lên.
Như vậy, trả nợ thẻ tín dụng là trách nhiệm dân sự. Người nợ thẻ tín dụng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có dấu hiệu bỏ trốn hay lừa dối để không trả nợ.