Các quy định về vốn, chủ sở hữu hoặc những lưu ý khi đăng ký ngành nghề đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thành lập công ty TNHH. Qua bài viết này, Anpha sẽ giúp bạn đơn giản hóa mọi vấn đề.
Các quy định về vốn, chủ sở hữu hoặc những lưu ý khi đăng ký ngành nghề đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thành lập công ty TNHH. Qua bài viết này, Anpha sẽ giúp bạn đơn giản hóa mọi vấn đề.
2.1. Định nghĩa doanh nghiệp chế xuất
Doanh nghiệp chế xuất qua từ tiếng anh viết tắt là Doanh nghiệp EPE (Tên đầy đủ tiếng anh là Export Proccessing Enterprise). Căn cứ Theo khoản 20, 21 Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp thực hiện hoạt động chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu trong khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP thì khi nhà đầu tư muốn thành lập doanh nghiệp chế xuất cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
(1) Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, phân khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp chế xuất được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra, vào;
(2) Phải bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
(3) Doanh nghiệp chế xuất muốn được hưởng ưu đãi đầu tư và chính sách thuế đối với khu phi thuế quan phải được cơ quan hải quan có thẩm quyền xác nhận việc đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trước khi chính thức đi vào hoạt động. Các điều kiện này được quy định chi tiết tại Điều 28a Nghị định 18/2021/NĐ-CP như sau:
– Có hàng rào cứng ngăn cách với khu vực bên ngoài; có cổng/cửa ra, vào đảm bảo việc đưa hàng hóa ra, vào doanh nghiệp chế xuất chỉ qua cổng/cửa;
– Có hệ thống ca-mê-ra quan sát được các vị trí tại cổng/cửa ra, vào và các vị trí lưu giữ hàng hóa ở tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ); dữ liệu hình ảnh ca-mê-ra được kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý doanh nghiệp và được lưu giữ tại doanh nghiệp chế xuất tối thiểu 12 tháng;
– Có phần mềm quản lý hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế của doanh nghiệp chế xuất để báo cáo quyết toán nhập – xuất – tồn về tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu theo quy định pháp luật về hải quan.
Có thể thấy rằng, so với các doanh nghiệp thông thường, thành lập doanh nghiệp chế xuất đòi hỏi nhiều điều kiện nhiều hơn, khiến nhiều nhà đầu tư gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục thành lập. Tuy nhiên, bên cạnh những điều kiện khó khăn để thành lập thì loại hình doanh nghiệp này vẫn vô cũng thu hút các nhà đầu tư bởi nhưng lợi ích đi kèm.
Cụ thể như dù việc kiểm tra của hải quan đối với các doanh nghiệp chế xuất rất nghiêm ngặt, nhưng đó lại là một cái giá rất nhỏ để trả cho những miễn trừ và lợi ích mà họ nhận được. Các lợi ích về thuế và những chính sách đem lại ưu điểm cho doanh nghiệp này làm cho chúng trở thành một giải pháp vô cùng hấp dẫn dành cho hoạt động sản xuất truyền thống và những công ty hạn chế về chế biến tại thị trường Việt Nam.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp trong khu công nghiệp
Doanh nghiệp có được tham gia giao dịch bằng ngoại tệ không?
Người quản lý doanh nghiệp là gì?
Trên đây là bài viết của Luật Thành Đô liên quan đến điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất được áp dụng từ ngày 15/07/2022 theo quy định mới tại Nghị định 35/2022. Nếu còn vướng mắc nào liên quan, nhà đầu tư vui lòng liên hệ với Luật Thành Đô để được tư vấn chi tiết.