Đặc điểm của hợp đồng lao động đó là sự thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng của các chủ thể. Bài viết này Luật Vitam sẽ tập trung phân tích, làm rõ đặc điểm cơ bản của hợp đồng lao động.
Đặc điểm của hợp đồng lao động đó là sự thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng của các chủ thể. Bài viết này Luật Vitam sẽ tập trung phân tích, làm rõ đặc điểm cơ bản của hợp đồng lao động.
Hợp đồng lao động thường được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định thậm chí là không xác định. Bởi thực chất hợp đồng lao động chính là hợp đồng mua bán sức lao động. Tuy nhiên, tại thời điểm giao kết hợp đồng lao động chưa có sức lao động. Sức lao động chỉ có được thông qua quá trình lao động của NLĐ.
Như vậy, để có được hàng hóa sức lao động cần phải có một khoảng thời gian nhất định để NLĐ thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng. Chính bởi vậy, hợp đồng lao động bao giờ cũng được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Khi giao kết hợp đồng, các bên bao giờ cũng xác định khoảng thời gian thực hiện hợp đồng, có thể lâu dài hoặc có thể trong một thời gian nhất định tùy theo tính chất của công việc. Đây cũng là lí do để giải thích tại sao pháp luật thường phân chia loại hợp đồng lao động theo thời hạn của hợp đồng.
Trong hợp đồng lao động, các bên thường thỏa thuận để xác định rõ địa điểm thực hiện công việc. Tuy nhiên, trên thực tể thông thường địa điểm thực hiện công việc do NSDLĐ xác định. Bởi NSDLĐ lao động là người quản lí lao động đối với NLĐ. Đồng thời họ cũng chính là người có trách nhiệm phải đảm bảo các điều kiện lao động cho NLĐ.
Không giống với các loại mặt hàng thông thường, hàng hóa sức lao động đi liền với những cá nhân có sức lao động, hay nói cách khác, nó gắn liền với người lao động, cả về số lượng và chất lượng. Cho dù có được đã được trao đổi trên thị trường lao động, hay chưa được trao đổi, vẫn cần có những điều kiện để tồn tại và phát triển.
Bên cạnh đó, người lao động luôn có quyền kiểm soát về mặt số lượng và chất lượng sức lao động, được trau dồi và phát triển trong quá trình lao động. Vì vậy mà để nâng cao năng suất cũng như hiệu quả của quá trình lao động, việc phát triển các mối quan hệ lao động là việc không thể bỏ qua.
Không chỉ vậy, người sử dụng lao động cũng cần phải có một cơ chế đãi ngộ tốt, những chính sách kích thích và tạo động lực phù hợp với người lao động, như vậy mới có thể nâng cao chất lượng hàng hóa sức lao động, phát triển đẻ có lợi cho công ty và doanh nghiệp.
Hàng hóa trên thị trường lao động là hàng hóa sức lao động
Bất cứ sự thỏa thuận nào cũng phải nằm trong khuôn khổ và sự điều chỉnh của pháp luật, hợp đồng lao động cũng vậy.
Quyền của NLĐ được pháp luật lao động quy định ở mức tối thiểu và nghĩa vụ của NLĐ được quy định ở mức tối đa.
Bên cạnh những giới hạn pháp lí đã được quy định trong pháp luật lao động, những thỏa thuận của các bên trong hợp đồng lao động còn bị chi phối bởi các quy định trong thỏa ước lao động tập thể (nếu có) của doanh nghiệp.
Quan hệ lao động không chỉ bao gồm quan hệ lao động cá nhân mà còn gồm cả quan hệ lao động tập thể. Những thỏa thuận tập thể khi đã đạt được (như thỏa ước lao động tập thể) sẽ được coi như là “luật” của doanh nghiệp Vì thế, về nguyên tắc, các thỏa thuận trong hợp đồng lao động phải phù hợp với các thỏa thuận đã đạt được trong thỏa ước lao động tập thể. Bởi vậy, những thỏa thuận trong hợp đồng lao động không chỉ giới hạn trong khung pháp lí do pháp luật quy định mà còn phải phù hợp, tương thích với thỏa ước lao động tập thể cũng như quy chế hợp pháp trong đơn vị.
Vậy là Luật Vitam đã cung cấp cho các bạn nhưng thông tin về đặc điểm của hợp đồng lao động. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu vấn đề này. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!
Một trong những thị trường được nhắc đến nhiều nhất là thị trường lao động. Đây là thị trường có sự tác động trực tiếp tới những khía cạnh của sự ổn định xã hội, sự phát triển của quốc gia. Hãy cùng Tiếng Anh giao tiếp Langmaster tìm hiểu về thị trường lao động qua bài viết dưới đây nhé.
Thị trường lao động là một thị tường quan trọng trong tất cả các loại thị trường. Bởi lẽ, lao động chính là động lực phát triển của xã hội, là nguồn gốc tạo ra phần lớn giá trị, của cải vật chất của xã hội.
Có rất nhiều khái niệm xoay quanh thị trường lao động là gì, tuy nhiên tất cả đều nhấn mạnh đến yếu tố trao đổi sức lao động và người lao động. Có nhiều quan niệm cho rằng thị trường lao động chính là nơi trao đổi và mua bán sức lao động của người lao động.
Dựa trên khái niệm được trình bày trong tác phẩm của Adam Smith, được viết vào năm 1862 với quan điểm thị trường là nơi trao đổi dịch vụ và hàng hóa. Có tác giả đã nêu ra quan điểm dựa trên việc coi sức lao động là hàng hóa và lao động là một loại dịch vụ như sau:
“Thị trường lao động là nơi mà hàng hóa sức lao động và dịch vụ lao động được trao đổi giữa một bên là người lao động và người sử dụng lao động.”
Tuy nhiên, nếu tiếp cận dựa theo góc độ việc làm, thị trường lao động lại được xác định dựa trên cung lao động và cầu lao động. Cụ thể là giữa nhóm những người đang có việc làm hoặc những người đang tìm việc làm với nhóm những người đang sử dụng lao động, và những người đang tìm lao động.
Và khi nhấn mạnh đến các dịch vụ lao động được xác định dựa trên những việc làm được trả công, định nghĩa của ILO – Tổ chức lao động quốc tế như sau:
“Thị trường lao động là thị trường trong đó có các dịch vụ lao động được mua và bán thông qua quá trình để xác định mức độ có việc làm của lao động, cũng như mức độ tiền công.”
Tuy là có sự diễn đạt khác nhau, nhưng rõ ràng là những quan niệm trên đều có sự tương đồng ở những nội dung cơ bản về thị trường lao động:
“Thị trường lao động là một loại thị trường có các yếu tố bao gồm người cần bán sức lao động và dịch vụ lao động (người lao động), người có như cầu sử dụng dịch vụ lao động và mua sức lao động (người sử dụng lao động), các yếu tố giá cả (tiền công, tiền lương). Hai yếu tố cơ bản cấu thành thị trường lao động là cung lao động và cầu lao động.”
Cung lao động là một phần quan trọng của thị trường lao động, bao gồm những người có khả năng về thể chất và trí tuệ để làm việc, không phụ thuộc vào tuổi tác hoặc giới tính. Cung lao động đại diện cho tổng số lao động tham gia hoặc có thể tham gia vào thị trường lao động tại một thời điểm cụ thể.
Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tốc độ tăng trưởng của nguồn lao động, biến động của cầu lao động, trình độ học vấn, đào tạo nghề và mức lương được trả trên thị trường lao động. Cung lao động thực tế là năng lực lao động mà người lao động sẵn lòng cung cấp để trao đổi trên thị trường.
Cầu lao động đại diện cho số lượng lao động mà cần được sử dụng hay thuê mướn trên thị trường lao động, bao gồm nhu cầu về lao động của một quốc gia, một ngành công nghiệp, một khu vực cụ thể hoặc một doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
Cầu lao động bao gồm cả số lượng, chất lượng và cơ cấu của lao động, thường được xác định thông qua các chỉ số về việc làm. Cầu lao động phản ánh khả năng thuê lao động của các nhà tuyển dụng và nhà đầu tư trên thị trường lao động.
[A - Z] KẾ HOẠCH TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ CHI TIẾT, HIỆU QUẢ CHO DOANH NGHIỆP
CHI TIẾT QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ CHUYÊN NGHIỆP, HIỆU QUẢ