Hình Ảnh Ngày Pháp Luật Việt Nam 2024 Tại Việt Nam Pdf

Hình Ảnh Ngày Pháp Luật Việt Nam 2024 Tại Việt Nam Pdf

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

Tại Điều 5 Nghị định 28/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phổ biến, giáo dục pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành có quy định về ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:

Ngày Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngày Pháp luật) được tổ chức hằng năm vào ngày 09 tháng 11, bảo đảm thiết thực, hiệu quả.

Bên cạnh đó, tại Luật này cũng có quy định về nội dung, hình thức và trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật như sau:

Nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật:

- Ngày Pháp luật được tổ chức với các nội dung sau đây:

+ Khẳng định vị trí, vai trò của Hiến pháp, pháp luật trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội;

+ Giáo dục cán bộ, công chức, viên chức và người dân ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật;

+ Tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiến pháp, pháp luật thiết thực với đời sống của nhân dân, gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị;

+ Vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật;

+ Biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật;

+ Nội dung khác theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

- Ngày Pháp luật có thể được tổ chức dưới các hình thức sau đây:

+ Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động; triển lãm;

+ Các hình thức khác theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

Trách nhiệm hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật và trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật:

- Trách nhiệm hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật:

+ Hằng năm, Bộ Tư pháp hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật trong phạm vi cả nước;

+ Trên cơ sở hướng dẫn tổ chức Ngày Pháp luật của Bộ Tư pháp, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp hướng dẫn về nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật cho các tổ chức thành viên.

- Trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật:

+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật;

+ Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu cơ quan trung ương của các tổ chức thành viên của Mặt trận trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức Ngày Pháp luật cho các hội viên, đoàn viên của tổ chức mình.

Trên đây là nội dung giải đáp về ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo thuvienphapluat.vn (link gốc)

Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức như thế nào?

Chính phủ đã ban hành riêng một Nghị định quy định về vấn đề này. Cụ thể, tại Nghị định 28/2013/NĐ-CP, Chính phủ quy định Ngày pháp luật có thể được tổ chức dưới các hình thức như: Mít tinh; Hội thảo; Tọa đàm; Thi tìm hiểu pháp luật; Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động, triển lãm và các hình thức khác theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp. Đến nay, Ngày Pháp luật đã được bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương và đông đảo nhân dân tích cực hưởng ứng, thực hiện nghiêm túc, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, góp phần khơi dậy ý thức trách nhiệm công dân, nâng cao ý thức pháp luật, xây dựng lối sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, nâng cao hiệu quả xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật trong xã hội. Ý nghĩa của Ngày Pháp luật Việt Nam Thông qua các hoạt động được tổ chức, Ngày Pháp luật giúp cho mọi tổ chức, cá nhân, công dân có ý thức tuân thủ pháp luật tốt hơn, là dịp để đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong hoạt động xây dựng, thực thi pháp luật. Qua đó, những người thi hành pháp luật cũng sẽ nhận được những thông tin phản hồi, những quan điểm đánh giá về tất cả các quy định pháp luật cũng như cách thức thực hiện, hiệu quả của hệ thống pháp luật đối với đời sống xã hội. Từ đó hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, cũng như cải thiện, nâng cao hoạt động của hệ thống tư pháp. Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn. Đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi công dân nói chung và cán bộ, công chức, viên chức nói riêng trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Qua đó góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đồng thời, đây còn là mô hình để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Do vậy, Ngày Pháp luật còn là sự kiện chính trị, pháp lý có ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa xã hội sâu sắc. Ngày 9-11 được coi là điểm mốc, là sợi chỉ đỏ kết nối xuyên suốt, có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư. Trên cơ sở đó, nhắc nhở giáo dục cán bộ, công chức, viên chức phải gương mẫu, tự giác tuân thủ, chấp hành, bảo vệ Hiến pháp và pháp luật. Tổ chức Ngày Pháp luật năm 2020 Để việc tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2020 có chất lượng, hiệu quả theo nội dung, tinh thần Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; tiếp tục lan tỏa tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trong Nhân dân, Bộ Tư pháp đã ban hành công văn gửi các cơ quan/đơn vị có liên quan (Ban Tuyên giáo Trung ương; Đài Truyền hình Việt Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam; Tổ chức pháp chế các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; các cơ quan báo chí; tập đoàn viễn thông) trân trọng đề nghị các cơ quan, đơn vị phối hợp triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2020. Đồng thời, để Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức thống nhất, đồng bộ, hiệu quả trên phạm vi cả nước, Bộ Tư pháp đã xác định một số định hướng lớn để các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương cần tập trung thực hiện trong thời gian tới, cụ thể: Thứ nhất, tiếp tục quán triệt, phổ biến, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai trò, ý nghĩa của Hiến pháp và pháp luật trong quản lý đất nước, phát triển xã hội, tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật. Việc hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam cần bám sát và cụ thể hoá tinh thần Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW; tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện thật tốt Luật PBGDPL năm 2012; rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật để phù hợp với thực tiễn, trong đó có các quy định về Ngày Pháp luật Việt Nam. Thứ hai, tiếp tục đổi mới, đa dạng nội dung, hình thức tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật Việt Nam theo hướng gắn kết giữa PBGDPL và xây dựng, thi hành pháp luật, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn; với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của từng cơ quan, đơn vị, địa phương và yêu cầu đổi mới nội dung, hình thức PBGDPL theo hướng lấy người dân làm trung tâm để trở thành công việc thường xuyên, hàng ngày của mỗi người. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông, phát huy vai trò của các phương tiện truyền thông, báo chí, các thiết chế văn hóa, thông tin cơ sở, cổ động trực quan; chú trọng tổ chức đối thoại chính sách, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam. Thứ ba, thường xuyên bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng PBGDPL cho đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL từ Trung ương đến cơ sở, nhất là đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật. Cán bộ, công chức, viên chức phải có trách nhiệm và nghĩa vụ chủ động trong tìm hiểu và gương mẫu trong thực thi pháp luật; gắn việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ với thông tin, phổ biến pháp luật tới Nhân dân; đồng thời, vận động, khuyến khích công dân tìm hiểu, sử dụng, chấp hành, tuân thủ pháp luật. Thứ tư, tổ chức thực hiện PBGDPL hướng mạnh về cơ sở, tăng cường sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị và đoàn thể trong triển khai Ngày Pháp luật Việt Nam. Xây dựng và phát triển các mô hình hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam hiệu quả, thiết thực gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và phong trào hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, hướng tới nhóm đối tượng đặc thù theo Luật PBGDPL để mọi người đều được tham gia học tập, tìm hiểu pháp luật. Thứ năm, đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa, huy động nguồn lực trong xã hội tham gia vào công tác PBGDPL nói chung, hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam nói riêng; phát huy vai trò của nhà trường, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo luật, các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, tổ chức hành nghề luật tham gia hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam. Chú trọng kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện; làm điểm mô hình, hình thức hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam hiệu quả để từ đó nhân rộng; đồng thời quan tâm khen thưởng, tôn vinh các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng, PBGDPL, thi hành pháp luật.

Ngày 09/11 hàng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cũng là ngày ban hành bản Hiến pháp đầu tiên - Hiến pháp năm 1946.

Vào ngày 08/11/2013, tại Hà Nội, Hội đồng phổ biến giáo dục trung ương và Bộ Tư pháp tổ chức Lễ Công bố Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng chính thức công bố.

Về cơ sở pháp lý, Ngày Pháp luật Việt Nam được quy định tại Điều 8 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và Nghị định số 28/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.

Trên thế giới có khoảng 40 quốc gia có Ngày Pháp luật, ở Việt Nam, ý tưởng tổ chức Ngày Pháp luật bắt nguồn từ sáng kiến của các địa phương, từ các tỉnh Hà Tây, Long An, Tiền Giang… Ban đầu, ngày này chỉ được tổ chức trong các cơ quan, đơn vị cho cán bộ, công chức, viên chức như một ngày sinh hoạt pháp luật tập trung, để phổ biến, quán triệt các văn bản pháp luật mới được ban hành trong lĩnh vực quản lý, hoạt động. Từ năm 2010, mô hình Ngày Pháp luật đã được lan tỏa ra hầu hết các Bộ, các ngành và tất cả 63 tỉnh, thành.

Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn. Đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân, công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Qua đó góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đồng thời, đây là mô hình để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Do vậy, đây là sự kiện chính trị, pháp lý có ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa xã hội sâu sắc. Ngày 09/11 được coi là điểm mốc, là sợi chỉ đỏ kết nối xuyên suốt, có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư, nhắc nhở, giáo dục họ ý thức tôn trọng pháp luật. Mọi tổ chức, cá nhân tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, thực hiện khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tạo bước phát triển mới trong việc nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật - một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và là nhiệm vụ thường xuyên của toàn bộ hệ thống chính trị các cấp, các ngành với mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ và tạo điều kiện để mọi cá nhân, tổ chức biết sử dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của Nhà nước và của xã hội.

Ngày Pháp luật Việt Nam hàng năm là dịp quan trọng để chúng ta cùng nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành luật, góp phần xây dựng một xã hội trật tự, công bằng và văn minh. Ngày này không chỉ là cơ hội cho mỗi cá nhân, tổ chức tự động kiểm tra lại việc tuân thủ pháp luật mà còn là dịp để nhắc nhở chúng ta về vai trò của luật pháp trong cuộc sống hàng ngày.

Điều 8 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật quy định: “Ngày 09/11 hàng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Cụ thể hóa Điều này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 28/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó quy định cụ thể nội dung, hình thức và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong tổ chức triển khai thực hiện Ngày Pháp luật.

Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội. Đồng thời, tăng cường nhận thức của mọi người về vai trò của luật pháp trong đời sống, tăng cường sự hiểu biết pháp luật và khả năng thực thi pháp luật trong hoạt động quản lý nhà nước, hoạt động kinh tế – xã hội và sinh hoạt hàng ngày của người dân Việt Nam.

Pháp luật là nền tảng vững chắc cho sự ổn định và phát triển vững chắc của đất nước. Mọi hoạt động xã hội, từ sản xuất, kinh doanh đến giáo dục, y tế, đều phải được điều chỉnh theo quy định của pháp luật. Điều này giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi cá nhân, tổ chức, đồng thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến cộng đồng.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế có chiều sâu rộng hơn, việc hiểu biết và thực thi pháp luật đúng đắn là yêu cầu cấp thiết. Tuân thủ luật không chỉ là trách nhiệm của cá nhân mà còn là điều kiện để doanh nghiệp, tổ chức phát triển bền vững, đảm bảo công bằng trong cạnh tranh và tạo dựng lòng tin đối với đối tác, khách hàng.

Chính vì vậy, Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức hàng năm khuyến khích mọi người dân chủ động tìm hiểu, học hỏi và nâng cao nhận thức về pháp luật. Đặc biệt, việc giáo dục pháp luật trong đường học cần được quan tâm và đẩy mạnh hơn bao giờ hết, để thế hệ trẻ có thể nhận thức sâu sắc về vai trò của pháp luật trong cuộc sống. Thông qua đó, chúng ta có thể xây dựng một hệ công dân trẻ trung, năng động và có ý thức pháp luật tốt.

Pháp luật là công cụ để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ công lý, và chỉ khi chúng ta tôn trọng và thực thi pháp luật, chúng ta mới có thể xây dựng một xã hội an toàn, bình đẳng và phát triển.

Tôi đang có dự định sẽ học luật và muốn hỏi mọi người một câu như sau: Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày bao nhiêu? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!