Khai Giảng Năm Học Mới =)) Ttfoa9Ffkcs چیست

Khai Giảng Năm Học Mới =)) Ttfoa9Ffkcs چیست

Ngồi sau hàng ghế đại biểu, dự Lễ khai giảng năm học mới 2023-2024, cùng con và các thầy, trò trường Tiểu học Trung Thành, huyện Gia Lâm, Hà Nội ngắm nhìn các con đứng nghiêm trang trong bộ đồng phục học sinh khi nghe cô Hiệu trưởng Ngô Thị Hường đọc diễn văn khai giảng và tiến hành nghi thức đánh trống khai trường rộn ràng, phấn khởi và đầy tươi vui, chính thức đánh dấu sự bắt đầu của năm học mới, những lá cờ đỏ sao vàng cùng những bông hoa màu sắc bay phấp phới trong tay các con như chứa đựng đầy sự hân hoan, chào đón năm học mới với những niềm tin, nghị lực phấn đấu trong tương lai, tôi đã rất xúc động, bồi hồi đến lạ và thấy như sống lại những ngày khai giảng của chính mình của nhiều năm về trước.

Ngồi sau hàng ghế đại biểu, dự Lễ khai giảng năm học mới 2023-2024, cùng con và các thầy, trò trường Tiểu học Trung Thành, huyện Gia Lâm, Hà Nội ngắm nhìn các con đứng nghiêm trang trong bộ đồng phục học sinh khi nghe cô Hiệu trưởng Ngô Thị Hường đọc diễn văn khai giảng và tiến hành nghi thức đánh trống khai trường rộn ràng, phấn khởi và đầy tươi vui, chính thức đánh dấu sự bắt đầu của năm học mới, những lá cờ đỏ sao vàng cùng những bông hoa màu sắc bay phấp phới trong tay các con như chứa đựng đầy sự hân hoan, chào đón năm học mới với những niềm tin, nghị lực phấn đấu trong tương lai, tôi đã rất xúc động, bồi hồi đến lạ và thấy như sống lại những ngày khai giảng của chính mình của nhiều năm về trước.

Thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục năm học mới 2024-2025?

Căn cứ theo Công văn 3898/BGDĐT-GDTH năm 2024 thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục năm học mới 2024-2025 như sau:

- Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường để chủ động, linh hoạt thực hiện và hoàn thành chương trình năm học

Sở GDĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục và kế hoạch bài dạy theo quy định;

- Bố trí thời gian thực hiện chương trình hiệu quả bảo đảm tính khoa học, sư phạm, không gây áp lực đối với học sinh;

- Linh hoạt trong tổ chức thực hiện dạy học các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và đối tượng học sinh, bảo đảm cuối năm học học sinh đạt được yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình.

- Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông

Sở GDĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo các văn bản hướng dẫn chuyên môn về giáo dục tiểu học đã được Bộ GDĐT ban hành, cụ thể:

- Bảo đảm tỷ lệ 1 phòng học/lớp, cơ sở vật chất, sĩ số học sinh/lớp theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học; có đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định; bảo đảm tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp và cơ cấu giáo viên để dạy đủ các môn học, hoạt động giáo dục và tổ chức dạy học 2 buổi/ngày theo quy định.

- Thực hiện dạy học các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học tự chọn[6] theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học;

- Tổ chức các hoạt động củng cố để học sinh hoàn thành nội dung học tập, các hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu, sở thích, năng khiếu của học sinh; các hoạt động tìm hiểu tự nhiên, xã hội, văn hóa, lịch sử, truyền thống của địa phương.

- Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học, mọi tiết 35 phút; thực hiện kế hoạch dạy học tối thiểu 9 buổi/tuần với 32 tiết/tuần;

- Kế hoạch giáo dục bảo đảm phân bổ hợp lý giữa các nội dung giáo dục, giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, yêu cầu cần đạt của chương trình;

- Tạo điều kiện cho học sinh được học tập các môn học tự chọn và tham gia các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở tiểu học;

- Thời khóa biểu cần được sắp xếp một cách khoa học, bảo đảm tỷ lệ hợp lý giữa các nội dung dạy học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lý về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học.

- Đối với cơ sở giáo dục tiểu học chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, trên cơ sở dạy học đúng, đủ nội dung và thời lượng các môn học bắt buộc theo quy định của chương trình, cơ sở giáo dục tiểu học chủ động xác định nội dung, lựa chọn hình thức tổ chức, phân bổ thời lượng phù hợp cho môn học tự chọn khi đảm bảo điều kiện thực hiện, hoạt động củng cố và hoạt động giáo dục khác.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức bán trú với nội dung, hình thức phù hợp điều kiện thực tế, có sự thống nhất, tự nguyện của học sinh, cha mẹ học sinh và theo các quy định, hướng dẫn của cơ quan quản lý;

- Các hoạt động bán trú được tổ chức trong khoảng thời gian từ sau giờ học buổi sáng đến trước khi bắt đầu giờ học buổi chiều, thông qua hoạt động bán trú góp phần rèn luyện học sinh về kỹ năng sống, các năng lực, phẩm chất cần thiết, tính kỷ luật, tự phục vụ, trách nhiệm, chia sẻ, yêu thương;

- Việc tổ chức hoạt động bán trú cần linh hoạt, có thể bao gồm các hoạt động: tổ chức ăn trưa, ngủ trưa, vui chơi, giải trí,...cho học sinh; tổ chức ăn trưa, bán trú phải bảo đảm các quy định về an toàn, vệ sinh thực phẩm, bảo đảm dinh dưỡng, sức khỏe cho học sinh.

- Tổ chức các hoạt động cho học sinh ngoài giờ học chính thức trong ngày là hoạt động theo nhu cầu, sở thích của học sinh trong khoảng thời gian từ sau giờ học chính thức cho đến thời điểm được cha mẹ học sinh đón về nhà;

- Căn cứ vào nhu cầu, sở thích của học sinh, có thể tổ chức các hoạt động dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ hoặc sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường (thư viện, sân chơi, bãi tập, nhà đa năng...) tạo điều kiện để học sinh vui chơi, giải trí; việc tổ chức hoạt động sau giờ học chính thức trong ngày dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ cần được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Nhân lễ khai giảng năm 2020-2021, Bí thư thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ gửi tặng Nhà trường những cuốn sách về Chuyển đổi số với kỳ vọng “Đại học Bách khoa Hà Nội trở thành Đại học hàng đầu khu vực, đi tiên phong và gặt hái nhiều thành công trong lĩnh vực chuyển đổi số.”

Đại học Bách khoa Hà Nội hôm nay tổ chức Lễ khai giảng năm học mới chào mừng hơn 7,000 tân sinh viên Khoá 65. Cách đây đúng 64 năm diễn ra Lễ khai giảng đầu tiên, đón lứa sinh viên khoá 1.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Chu Ngọc Anh, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, đánh giá cao những kết quả, thành tích và đóng góp to lớn của Đại học Bách khoa Hà Nội đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Ông cho rằng những thành tích này “không chỉ góp phần nâng cao vị thế và uy tín của nhà trường, mà còn tác động tích cực, lan tỏa sâu rộng tới toàn hệ thống giáo dục Đại học của nước nhà."

Từ trái sang phải, đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy khối các Trường Đại học và Cao đẳng Hà Nội; PGS. Hoàng Minh Sơn - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Đồng chí Chu Ngọc Anh - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội; PGS. Huỳnh Quyết Thắng - Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội tại Lễ khai giảng ĐH Bách khoa Hà Nội ngày 15/10/2020. Ảnh: CCPR

Năm nay, điểm chuẩn trúng tuyển vào Trường vẫn thuộc hàng cao nhất trong các trường đại học kỹ thuật trên cả nước. 80% thí sinh trúng tuyển vào trường đạt tổng điểm 3 môn theo khối A00 nằm trong nhóm 12% thí sinh có điểm cao nhất của cả nước, khối A01 trong nhóm 6%, khối B00 trong nhóm 5%. Đặc biệt, gần 60% số thí sinh đạt 29 điểm trở lên của khối A00 trên cả nước đã lựa chọn Bách khoa Hà Nội, bao gồm hai thủ khoa toàn quốc và nhiều thủ khoa tỉnh.

Với mong muốn ghi nhận và khuyến khích những sinh viên đã đạt kết quả cao trong kỳ tuyển sinh năm nay, trong lễ khai giảng, Trường khen thưởng 14 sinh viên đạt thành tích cao trong kỳ tuyển sinh năm 2020, trong đó 1 em đạt giải Toán quốc tế, 9 em đạt giải Nhất trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, hai thủ khoa khối A00, một thủ khoa khối A19 và một thủ khoa khối A20.

Nhân dịp này, Bách khoa Hà Nội tri ân các đơn vị đã tài trợ học bổng, hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất cho trường, và phối hợp cùng các nhà tài trợ trao học bổng toàn phần năm học 2020-2021 cho ba tân sinh viên khuyết tật bẩm sinh.

Đôi bạn 10 năm cõng nhau đến trường, tân sinh viên Nguyễn Tất Minh (trái) và bạn Ngô Minh Hiếu tại Lễ khai giảng ĐH Bách khoa Hà Nội ngày 15/10/2020. Ảnh: CCPR

Khuyến khích tinh thần học tập và thái độ cầu tiến, Bí thư Thành Uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ đã gửi những lời động viên cùng sách cho ba tân sinh viên này và bút cho những sinh viên xuất sắc được tuyên dương. Trong lời tựa các cuốn sách tặng cho sinh viên, Bí thư Thành uỷ Hà Nội viết “Chúc các em sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội thành công trong học tập, luôn giữ ngọn lửa đam mê, khát vọng và làm được nhiều việc ý nghĩa trong cuộc sống.”

Hiệu trưởng Huỳnh Quyết Thắng nhắn nhủ rằng Bách khoa Hà Nội là "ngôi nhà thân yêu" của sinh viên, cựu sinh viên, cán bộ và giảng viên. Với sự tôn trọng cá nhân, với sự đoàn kết, với tinh thần tận tâm, tận lực để đổi mới, đột phá và thành công, Trường đóng góp hết sức mình cho sự nghiệp giáo dục, cho sự phát triển của thủ đô và của đất nước.

Tại buổi khai giảng diễn ra Lễ trao cờ truyền thống của các cựu sinh viên cho các tân sinh viên Khóa 65. Đây là giây phút ý nghĩa mà thế hệ sinh viên đi trước dành cho thế hệ kế cận với niềm tự hào và sự kỳ vọng cùng xây dựng và phát triển truyền thống Bách khoa.

Lễ trao cờ truyền thống tại Lễ khai giảng ĐH Bách khoa Hà Nội ngày 15/10/2020. Ảnh: CCPR

Bài hát “Bách khoa Yêu thương” vang lên cuối lễ khai giảng, hoà cùng niềm tự hào và phấn khởi hiện trên từng gương mặt tân sinh viên – những tình yêu, những tương lai của mái nhà chung Bách khoa Hà Nội!

Đây là năm thứ 3 Đại học Bách khoa thực hiện cơ chế thí điểm tự chủ toàn diện. Trường có nhiều hoạt động đổi mới chương trình đào tạo với các hình thức truyền đạt kiến thức mới trên cơ sở nền tảng kỹ thuật số. Số lượng công bố quốc tế tăng gần 60% so với năm trước, cùng với các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ được đẩy mạnh đặc biệt trong thời gian phòng chống dịch COVID-19. Trường cũng chú trọng đầu tư trang thiết bị giảng dạy bên cạnh thư viện với quy mô lớn bậc nhất trong các trường đại học của cả nước.

Cũng trong năm học vừa qua, hơn 5.200 sinh viên đã được công nhận tốt nghiệp đại học, con số cao nhất từ trước đến nay, tăng 15% so với năm học trước, trong đó số sinh viên đạt học lực khá trở lên chiếm 74% tổng số sinh viên tốt nghiệp. Điều đặc biệt là trong đợt cấp bằng tốt nghiệp tháng 8 vừa qua, số nữ sinh chiếm gần 30% tổng số tốt nghiệp hạng xuất sắc.

Theo bảng xếp hạng uy tín Times Higher Education năm 2020, Bách khoa Hà Nội lọt vào nhóm 801-1000 trường đại học tốt nhất thế giới xét về chất lượng giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và tầm nhìn quốc tế. Bách khoa Hà Nội phấn đấu trong 5 năm tới sẽ lọt vào nhóm 601-800.