Kỳ Nam Hóa Thạch

Kỳ Nam Hóa Thạch

Cách ốp tấm xi măng vân gỗ SCG Smartwood thái lan Cách xử lý mối nối tấm xi măng cemboard , duraflex

Cách ốp tấm xi măng vân gỗ SCG Smartwood thái lan Cách xử lý mối nối tấm xi măng cemboard , duraflex

VHO - Những tà áo dài, đầm dạ hội trong bộ sưu tập “Họa giang sơn” của NTK Thạch Linh đã tạo nên một bức tranh đất nước mỹ lệ, mang đậm bản sắc Việt.

Mới đây, Festival Áo dài di sản Việt Nam 2024 đã diễn ra tại Văn Miếu Trấn Biên (Biên Hòa, Đồng Nai).

Sự kiện do tổ chức The Beauty Of Vietnam thuộc Trung tâm UNESCO – CEP thực hiện, có sự tham gia của 7 NTK trẻ đến từ nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

Trong đó, NTK Thạch Linh gây ấn tượng mạnh khi mang đến BST “Họa giang sơn”. BST “Họa giang sơn” gồm 27 thiết kế với hai gam màu chủ đạo là xanh và vàng.

Các thiết kế với màu xanh của “sơn” lấy ý tưởng từ màu xanh lá - màu của rừng của cỏ cây thiên nhiên tươi đẹp, kết hợp với kỹ thuật đính kết thủ công nhiều giờ vô cùng tỉ mỉ với hàng ngàn viên đá pha lê tạo nên một bức tranh giang sơn lấp lánh, hùng vĩ.

Các thiết kế màu vàng – màu của niềm tin và hy vọng, được Thạch Linh gửi gắm ước nguyện về một tương lai tươi sáng, tràn đầy hạnh phúc.

“Bên cạnh đó, màu vàng còn là tượng trưng cho sự chiến thắng, sự sáng tạo, sự sang trọng và ấm áp của ánh nắng chan hòa…”, NTK Thạch Linh chia sẻ thêm.

Hai màu xanh - vàng quyện hòa với nhau, tôn thêm vẻ đẹp của tà áo dài và những chiếc đầm dạ hội. Đặc biệt, “Họa giang sơn” sử dụng công nghệ in ấn tranh 3D khắc họa lại toàn khung cảnh làng quê, núi non Việt Nam hùng vĩ, tạo nên một bức tranh non nước mỹ lệ, mang đậm bản sắc Việt.

Tham gia trình diễn “Họa giang sơn” là dàn model tên tuổi.  Á hậu Bùi Khánh Linh và mẫu nhí Celine Nguyễn được chọn diễn mở màn, siêu mẫu Vũ Phương và mẫu nhí Phạm Hoàng Hải Phương đảm nhận vai trò vedette.

Đáng chú ý, bộ trang phục do Vũ Thu Phương trình diễn được NTK Thạch Linh và ê-kíp dày công thực hiện với nhiều tâm huyết. Chiếc váy lấy cảm hứng từ chiếc yếm đào dân tộc, khắc họa hình ảnh non nước, sử dụng chất liệu chính là lụa trượt Italy, tạo nên phom dáng cầu kỳ, mang đến vẻ đẹp lộng lẫy, duyên dáng mà rất hiện đại.

NTK Thạch Linh xuất thân là ca sĩ, từng học thanh nhạc tại Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội và giành giải Nhì cuộc thi Sao Mai tỉnh Hải Dương.

Cô là NTK trang phục biểu diễn của nhiều gương mặt tên tuổi như Hòa Minzy, Đông Nhi, Hoàng Thùy Linh, Thu Quỳnh, Lê Hoàng Phương, Đỗ Thị Hà, Võ Hoàng Yến, Hương Giang, Nông Thúy Hằng, Lê Nguyễn Bảo Ngọc…

Thạch Linh cũng là người khởi xướng và tổ chức chuỗi Fashion Show quảng bá văn hóa, du lịch Việt Nam thông qua thời trang. Đây là dự án thời trang nghệ thuật dự kiến tổ chức khắp 63 tỉnh thành, mỗi tỉnh thành sẽ diễn ra một Fahion Show mang đặc trưng riêng, gắn liền với danh lam thắng cảnh và văn hóa của vùng đất đó.

Được thực hiện từ năm 2023, đến nay dự án của Thạch Linh đã thực hiện nhiều chương trình lớn, gây tiếng vang trong giới thời trang như "Tinh hoa cố đô" (diễn ra tại Phố cổ Hoa Lư, Ninh Bình vào tháng 9.2023), "Ký họa quê hương" (tại TP Chí Linh, Hải Dương vào tháng 11.2023), "Nguyện ước chốn thiêng" (tại Khu du lịch Tam Chúc, Hà Nam vào tháng 2.2024), "Giao thời" (tại Đông Anh, Hà Nội vào tháng 7.2024)…

Hóa thạch cho thấy một con Repenomamus robustus cắn vào xương sườn của khủng long Psittacosaurus lujiatunensis (Ảnh: Gang Han)

Cho dù sở hữu hàm răng, móng vuốt sắc nhọn hay chỉ đơn giản là to lớn, khủng long vẫn là những sinh vật đáng sợ. Nhưng một mẫu hóa thạch mới được khám phá cho thấy rằng, ít nhất là đôi khi, kẻ bị săn đã cắn lại kẻ đi săn.

Các chuyên gia cho biết hóa thạch khủng long 125 triệu năm tuổi này đã bị đóng băng sau khi bị một loài động vật có vú nhỏ bằng một phần ba kích thước của nó tấn công.

Chúng quấn vào nhau, răng của con vật có vú cắm sâu vào xương sườn của con khủng long mỏ khoằm, bàn chân trái của nó siết chặt hàm dưới của con quái thú.

Các nhà nghiên cứu cho biết phát hiện này đã thách thức quan điểm bấy lâu nay cho rằng động vật có vú sơ khai chỉ là "nguồn thức ăn" cho khủng long.

Tiến sĩ Jordan Mallon, đồng tác giả của bài nghiên cứu, có trụ sở tại Bảo tàng Tự nhiên Canada, cho biết: "Hóa thạch mới này khiến chúng ta hiểu rằng trong 'thời đại khủng long' của Đại Trung sinh, khủng long không phải lúc nào cũng là vua.

Ngay cả những loài động vật có vú nhỏ hơn chúng cũng có thể trở thành mối đe dọa, báo trước sự vươn lên thống trị của động vật có vú cách đây 66 triệu năm".

Mẫu hóa thạch của động vật có vú, được phát hiện ở Lujiatun của hệ tầng Yixian thuộc kỷ Phấn trắng ở Trung Quốc vào tháng 5 năm 2012, được nhóm nghiên cứu xác định là loài Repenomamus robustus - một sinh vật cổ đại có kích thước bằng một con mèo nhà.

Nạn nhân trong cuộc tấn công của nó là Psittacosaurus lujiatunensis, một loài khủng long mỏ khoằm ăn thực vật, đi bằng hai chân - và là họ hàng xa của khủng long ba sừng sau này - có kích thước tương đương một con gà trống.

Các tác giả của nghiên cứu công bố trên tạp chí Báo cáo Khoa học, cho biết không cá thể nào đã trưởng thành hoàn toàn vào thời điểm nó chết, đồng thời cho biết thêm rằng 2 con vật đang quấn chặt với nhau dường như đã bị một thảm họa tự nhiên tiêu diệt khi con thú đang cố gắng tấn công con khủng long.

Các chi tiết trong mẫu hóa thạch cho thấy động vật có vú nhỏ dường như "quấn chặt" vào cá thể khủng long (Ảnh: Gang Han).

"Việc không có vết cắn trên bộ xương khủng long, vị trí của động vật có vú nằm ở phần thân trên, gần phần đầu của khủng long, hành động nắm và cắn của động vật có vú, cho thấy rằng động vật có vú đang săn con khủng long yếu ớt và cả hai đột nhiên bị dòng chảy của dung nham cùng các mảnh vỡ phun ra từ núi lửa chôn vùi."

Các nhà nghiên cứu cho biết các tính toán của họ cho thấy loài động vật có vú này có thể đã cố gắng săn một con khủng long, lưu ý rằng các loài động vật có vú thỉnh thoảng tự mình săn những sinh vật lớn hơn bản thân chúng nhiều lần.

Đây không phải là lần đầu tiên những người săn tìm hóa thạch tìm thấy động vật có vú "lật ngược tình thế" với khủng long.

Năm 2005, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một hóa thạch của loài Repenomamus robustus với phần còn lại của một con khủng long Psittacosaurus non trong dạ dày của nó từ cùng một vùng của Trung Quốc.

Giáo sư Steve Brusatte, một nhà cổ sinh vật học tại Đại học Edinburgh cho biết ông rất kinh ngạc trước mẫu hóa thạch này.

Tái hiện cảnh cá thể khủng long bị tấn công bởi loài động vật có vú (Ảnh: Michael Skrepnick).

"Bảo quản một khúc xương trong 125 triệu năm đã đủ khó, bảo quản một bộ xương khủng long trọn vẹn còn khó hơn, nhưng bắt được hai con vật bị vùi lấp ngay trong trận chiến của chúng, điều đó thật kỳ diệu", ông nói.

"Có vẻ như đây là một cuộc đi săn thời tiền sử, bị vùi lấp trong đá, trở thành một khung hình đóng băng. Và điều này thay đổi hoàn toàn cách nhìn của chúng ta về thời đại khủng long.

Chúng ta thường nghĩ về thời đại đó khi khủng long thống trị thế giới và các loài động vật có vú nhỏ bé thu mình trong bóng tối. Nhưng đây là một loài động vật có vú dường như đang ăn thịt một con khủng long".

Mặc dù các tác giả thừa nhận rằng đã có những báo cáo về các hóa thạch giả mạo trước đây, nhưng họ nói rằng điều đó khó có thể xảy ra ở đây, đặc biệt là khi hai bộ xương như được quấn vào nhau.

Họ cũng tiến hành kiểm tra tính xác thực của hóa thạch bằng cách để kiểm tra hàm dưới bên trái của loài động vật có vú, và nhận thấy con thú đã "lao vào trận chiến và cắn chặt phần xương sườn của khủng long".

Nhưng Brusatte cho biết vẫn còn một số lo ngại chính đáng về tính toàn vẹn của hóa thạch.

"Trước đây đã có những hóa thạch được phát hiện từ vùng này của thế giới và các nhà khoa học đã không tự mình khai quật những mẫu vật này. Không còn nghi ngờ gì nữa, bộ xương là thật, nhưng tôi cho rằng tư thế của các bộ xương có thể đã bị thay đổi, mặc dù tôi không có bằng chứng chính xác nào về điều này", ông nói.

"Khi khoa học nghiên cứu về hóa thạch nhiều hơn, tôi hy vọng nghi ngờ này có thể được dập tắt".

Xuất khẩu sang Hoa Kỳ chiếm 29% trong tổng trị giá xuất khẩu của cả nước

Trị giá xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ trong 7 tháng năm 2024 đạt 66,40 tỷ USD, tăng tới 25%, tương ứng tăng 13,29 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, chiếm 29% trong tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.

Các nhóm hàng chính thị trường Hoa Kỳ nhập của nước ta gồm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 13,19 tỷ USD, tăng 50,8% (tương ứng tăng 4,45 tỷ USD); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 11,15 tỷ USD, tăng 19,9% (tương ứng tăng 1,85 tỷ USD); hàng dệt may đạt 8,93 tỷ USD, tăng 5,5% (tương ứng tăng 468 triệu USD); điện thoại các loại và linh kiện đạt 6,49 tỷ USD, tăng 31,9% (tương ứng tăng 1,57 tỷ USD); giày dép các loại đạt 4,72 tỷ USD, tăng 15,2% (tương ứng tăng 622 triệu USD) so với cùng kỳ năm trước.

Theo ông Đỗ Ngọc Hưng - Tham tán Thương mại Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, có nhiều lý do để thương mại hai nước tăng trưởng liên tục trong thời gian qua, ngay cả trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động. Trước hết là quan hệ giữa hai nước ngày càng được phát triển. Năm 2013, hai nước xác lập quan hệ Đối tác toàn diện, đến năm 2023, hai nước chính thức nâng cấp lên quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.

Bên cạnh đó, hàng hóa của Việt Nam ngày càng được ưa chuộng tại thị trường Hoa Kỳ do chất lượng liên tục được cải thiện, cập nhật xu hướng cũng như có giá cả cạnh tranh. Mặt khác, sự thay đổi trong chuỗi cung ứng cũng như làn sóng dịch chuyển đầu tư đã góp phần tăng cường năng lực sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam. Điều này đồng thời tạo cơ hội và dư địa cho hàng hóa của Việt Nam gia tăng xuất khẩu ra thế giới nói chung và thị trường Hoa Kỳ nói riêng.

27 nước Liên minh châu Âu xếp thứ 2 với trị giá xuất khẩu đạt 29,52 tỷ USD, tăng 16,8%, tương ứng tăng 4,25 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Tiếp sau đó là Trung Quốc 32,39 tỷ USD, tăng 5,8%; ASEAN 21,02 tỷ USD; Hàn Quốc 14,47 tỷ USD, tăng 9,8%.

Cũng trong 7 tháng năm 2024, xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông và thị trường các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất tăng mạnh.

Cụ thể, xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông đạt 6,98 tỷ USD, tăng 40,6%, tăng 2,01 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước; xuất khẩu sang các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất đạt 3,37 tỷ USD, tăng 51,2%, tương ứng tăng 1,14 tỷ USD.

Về nhóm hàng, thống kê của cơ quan hải quan cho thấy, có 7 nhóm hàng tăng trên 1 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Đó là, nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 8,93 tỷ USD; máy móc, thiết bị và phụ tùng tăng 4,76 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện tăng 3,68 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 1,69 tỷ USD; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 1,59 USD; giày dép các loại tăng 1,22 tỷ USD và hàng dệt may tăng 1,2 tỷ USD. Tính chung, tổng trị giá xuất khẩu 7 nhóm hàng này tăng tới 23,07 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

Máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện có trị giá xuất khẩu 7 tháng đạt 39,59 tỷ USD, chiếm tới 17% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước và tăng 29,1% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu nhóm hàng này chủ yếu sang các thị trường như: Hoa Kỳ với 13,19 tỷ USD, tăng 50,8%; Trung Quốc với 6,85 tỷ USD, giảm 9,2%; EU với 5,45 tỷ USD, tăng 59,4%; Hồng Kông với 4,51 tỷ USD, tăng 70,8%; Hàn Quốc với 2,99 tỷ USD, tăng 15,8%.

Xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện cũng tăng trưởng tốt. Trị giá xuất khẩu 7 tháng đạt 32,58 tỷ USD, chiếm 14% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước và tăng 12,7%, chủ yếu sang Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc và các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất.

Trị giá xuất khẩu nhóm hàng máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng trong 7 tháng năm 2024 đạt 28 tỷ USD, tăng 20,5%. Hàng dệt may đạt 20,27 tỷ USD, tăng 6,3%. Giày dép các loại đạt 12,86 tỷ USD, tăng 10,5%. Gỗ và sản phẩm gỗ đạt 8,89 tỷ USD, tăng mạnh 23,5%. Phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 8,61 tỷ USD, tăng 4,9%. Máy ảnh máy quay phim và linh kiện đạt 4,68 tỷ USD, tăng 51,5%. Sắt thép các loại đạt 7,52 triệu tấn, tăng 17,7% và trị giá đạt 5,54 tỷ USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước.

Theo ông Trần Nhật Trung - Giám đốc Phân tích tại chứng khoán ACB (ACBS), dự kiến xuất khẩu Việt Nam những tháng còn lại của năm 2024 tiếp tục tăng trưởng tốt so với mức thấp của năm 2023 khi các thị trường xuất khẩu chính đang tích cực nhập hàng hóa dự trữ cho mùa mua sắm cuối năm.

Đặc biệt là 3 ngành quan trọng đóng góp tốt vào hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới là dệt may, đồ gỗ và thuỷ sản. Với ngành dệt may, kỳ vọng đơn hàng tiếp tục đảm bảo và gia tăng. Động lực chính sẽ đến từ việc nhu cầu tại thị trường Hoa Kỳ phục hồi./.