Đeo máng được làm bởi nha sĩ để ngăn cản sự tiếp xúc giữa các răng và phòng ngừa các tổn thương gây ra bởi nghiến răng. Các máng nhai thoải mái, chế tạo bởi hơ nóng (tự khít theo dạng của miệng) có sẵn ở những của hàng thể thao hoặc nhà thuốc; tuy nhiên, các loại máng này chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn và sử dụng như công cụ chẩn đoán ngắn hạn. Vì các máng nhai này có thể gây ra sự di chuyển răng không mong muốn hoặc tạo ra sự gia tăng nghịch lý trong hoạt động cơ, nên lý tưởng nhất là máng nhai nên được nha sĩ chế tạo, lắp và điều chỉnh.
Đeo máng được làm bởi nha sĩ để ngăn cản sự tiếp xúc giữa các răng và phòng ngừa các tổn thương gây ra bởi nghiến răng. Các máng nhai thoải mái, chế tạo bởi hơ nóng (tự khít theo dạng của miệng) có sẵn ở những của hàng thể thao hoặc nhà thuốc; tuy nhiên, các loại máng này chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn và sử dụng như công cụ chẩn đoán ngắn hạn. Vì các máng nhai này có thể gây ra sự di chuyển răng không mong muốn hoặc tạo ra sự gia tăng nghịch lý trong hoạt động cơ, nên lý tưởng nhất là máng nhai nên được nha sĩ chế tạo, lắp và điều chỉnh.
Khớp thái dương hàm là khớp nằm ở hai bên đầu, ngay phía trước tai, nối xương hàm dưới với xương thái dương. Để hệ cơ xương hoạt động bình thường, đảm bảo việc nhai, nuốt, nói hoặc ngáp, khớp thái dương hàm cần xoay hoặc di chuyển ra trước - sau, từ bên này sang bên kia.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây rối loạn khớp thái dương hàm, nhưng có một số yếu tố cho là yếu tố thuận lợi:
Rối loạn khớp thái dương hàm là một hội chứng bao gồm một nhóm các triệu chứng như đau, tiếng kêu khớp, khó há miệng ở một bên hoặc hai bên vùng má, vùng thái dương.
Khi bị rối loạn thái dương hàm, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như: đau, nhức trong hoặc xung quanh tai, khớp hàm, cơ hàm, mặt hoặc thái dương. Các hoạt động nhai thức ăn, ngáp, nói chuyện,... liên quan đến khớp thái dương - hàm cũng bị ảnh hưởng. Thậm chí ở một số người, chứng rối loạn nặng khiến họ khó có thể đóng hoặc mở miệng, phát ra tiếng kêu lạo xạo khi dùng cơ xương hàm, nhai ngáp hoặc mở miệng.
Biểu hiện ban đầu của chứng rối loạn khớp thái dương - hàm thường không rõ ràng, người bệnh chỉ thấy các triệu chứng:
Người bệnh rối loạn thái dương hàm cần làm gì?
Rối loạn thái dương hàm một bệnh lý thường không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bệnh có thể tự khỏi và rất dễ tái phát. Các triệu chứng thường nặng hơn khi bệnh nhân bị căng thẳng tâm lý, stress hoặc trầm cảm...
Tùy thuộc nguyên nhân gây rối loạn cơ khớp thái dương hàm của bệnh nhân mà có phương pháp điều trị cụ thể, kèm theo đó là giảm đau cơ khớp, giãn cơ, tập vật lý trị liệu như xoa bóp, chiếu tia hồng ngoại, tập vận động dưới hàm, đeo máng nhai.
Kết hợp với hướng dẫn bệnh nhân các biện pháp đơn giản tại nhà như:
- Chế độ ăn mềm: các món canh ninh hầm, cháo sữa, sinh tố trong 2 - 4 tuần đầu.
- Tránh cử động mạnh như ngáp quá to, nhai kẹo cao su, cấm đưa hàm sang 2 bên, ăn quá cứng - quá to - quá dai - quá nhiều.
Điều quan trọng nhất khi tập các bài tập ở nhà là không được làm tổn thương thêm các cơ hàm. Khi có dấu hiệu đau tăng phải đi khám chuyên khoa càng nhanh càng tốt.
Người bệnh đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình điều trị cho bản thân, nếu họ không hợp tác chắc chắn các triệu chứng không thể thuyên giảm. Ảnh minh họa.
Người bệnh đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình điều trị cho bản thân, nếu họ không hợp tác chắc chắn các triệu chứng không thể thuyên giảm. Hãy thực hiện như sau:
Không cắn chặt hai hàm răng vào nhau. Vị trí tốt nhất của hàm dưới là các răng hai hàm tách nhẹ khỏi nhau và không di chuyển qua lại, điều này giúp cho khớp thái dương hàm và các cơ có thời gian để nghỉ ngơi và liền thương. Các răng của bạn chỉ nên chạm nhau khi nhai, nuốt và nói. Tránh há miệng quá to. Tránh thói quen cắn móng tay hoặc nhai kẹo cao su. Tránh các tư thế mà gây căng cơ ở cổ và vai như nằm sấp. Nên ăn mềm, tránh các đồ ăn dai, cứng. Tránh uống cà phê và hút thuốc. Thuốc giảm đau như paracetamol và ibuprofen được sử dụng trong thời gian ngắn khi bệnh nhân bị đau nhiều. Cố gắng giảm stress, nên nghỉ ngơi, dành ít nhất 10 - 15 phút mỗi ngày để thư giãn. Hạn chế mở miệng đột ngột hoặc quá rộng nhất là khi ăn hoặc ngáp. Từ bỏ thói quen cắn móng tay. Vệ sinh răng miệng thường xuyên. Nếu các triệu chứng không giảm khi áp dụng các biện pháp trên, người bệnh nên đến khám bác sĩ chuyên khoa.
ThS.BS Nguyễn Mạnh Thành, Khoa Răng Hàm Mặt, BV Đại học Y Hà Nội
Nguồn tin : https://suckhoedoisong.vn/dau-khop-thai-duong-ham-nguyen-nhan-va-dieu-tri-169230828101710054.htm
Tăng nhãn áp là nguyên nhân gây mù lòa đứng thứ hai trên toàn thế giới. Bệnh làm tổn thương dây thần kinh thị giác, dẫn đến mất thị lực...
Mùa đông với thời tiết lạnh giá, độ ẩm không khí thấp, khiến cơ thể dễ gặp nhiều vấn đề sức khỏe. Các vị thuốc từ thiên nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức...
Sáng 4/10, tại Hội nghị gặp gỡ cộng tác viên báo chí quý III/2011, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) đã thông tin về công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP)...
Mỗi cơ quan trong cơ thể người đều yêu thích một loại thực phẩm riêng. Khi được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết các bộ phận sẽ khỏe mạnh và điều này đồng nghĩa với việc...
Hiện bệnh tay chân chưa có dấu hiệu bùng phát trở lại do số ca mắc vẫn ở mức thấp so với đỉnh điểm tháng 5-6 vừa qua
Gần đây, nhiều người dân đặc biệt quan tâm đến vấn đề dưa vàng nhiễm khuẩn, sau khi có thông tin về việc nhiều người Mỹ đã tử vong do ăn phải loại dưa này...
Mùa thu khí hậu thiên về hanh, chúng ta thường hay cảm thấy mũi khô, dễ tắc mũi do khí trong người không lưu thông. Theo Đông y, có thể dùng cách mát-xa, đấm lưng…
Hút thuốc lá đã được biết rõ là tác hại lớn đến phổi gây ra ung thư phổi, các bệnh phổi mạn tính. Tuy nhiên, tác hại có thể còn lớn hơn nhiều đó là tác động lên hệ tim mạch...
Những người ngồi hơn 10 tiếng mỗi ngày làm gia tăng 48% nguy cơ tử vong so với những người ngồi dưới 4 tiếng mỗi ngày.
Ngày 12/9/2011, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 3296/QĐ-BYT về việc ban hành Bảng kiểm tra bệnh viện năm 2011.
Trong khi bệnh tay - chân - miệng (TCM) ở khu vực phía Nam đang có chiều hướng chững lại, thậm chí giảm ở một số nơi thì ở phía Bắc lại đang có xu hướng tăng..
Người ta thường nói, chữa bệnh mới khó chứ ngăn ngừa bệnh tật không khó chút nào nếu bạn biết cách.