https://kevesko.vn/20220610/so-sanh-gni-binh-quan-dau-nguoi-cua-viet-nam-voi-singapore-va-thai-lan-15592152.html
https://kevesko.vn/20220610/so-sanh-gni-binh-quan-dau-nguoi-cua-viet-nam-voi-singapore-va-thai-lan-15592152.html
Ngân hàng Thế giới (WB) ghi nhận, trong năm 2020, GNI bình quân đầu người của Việt Nam tính theo USD – PPP đạt 8.150 USD.
Chỉ số thu nhập được tính từ GNI theo sức mua tương đương bình quân đầu người. Đối với số liệu trên, WB đã sử dụng sức mua tương đương tính bằng USD hiện hành (USD – PPP).
Trước đó, năm 2011, theo WB, GNI bình quân đầu người của Việt Nam là 4.330 USD – PPP, đến năm 2015 là 5.720 USD – PPP.
Như vậy, GNI bình quân đầu người của Việt Nam năm 2020 đã tăng gần gấp 2 lần so với năm 2011. Trong suốt quãng thời gian đó, trung bình mỗi năm GNI bình quân đầu người tăng 7%. Năm tăng mạnh nhất là năm 2012, tăng 12% so với năm 2011. Năm tăng ít nhất trong giai đoạn này là năm 2020, khi chỉ tăng 4% do Covid-19.
Tổng cục Thống kê Việt Nam cho biết, dù đạt mức tăng trưởng cao nhưng GNI bình quân đầu người Việt Nam năm 2017 chỉ tương đương 30% mức bình quân chung của khu vực Đông Nam Á, sang năm 2018 bằng 33,3% và đến năm 2019 bằng 34,9%.
Báo cáo Chỉ số phát triển con người của Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ số thu nhập Việt Nam năm 2016 đạt 0,624, năm 2017 đạt 0,634, tăng 1,6%.
Năm 2018, chỉ số thu nhập của Việt Nam đạt 0,648, năm 2019 đạt 0,659. Đến năm 2020, chỉ số thu nhập đạt 0,664, tăng 0,76% so với năm trước đó.
đã tăng 6,4%, trung bình mỗi năm tăng gần 1,6%, gấp hơn 2 lần tốc độ tăng bình quân chung của các nước Đông Nam Á.
Tuy nhiên, dù có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, chỉ số thu nhập năm 2017 của Việt Nam chỉ bằng 87,8% chỉ số thu nhập bình quân chung của khu vực, năm 2018 bằng 89,3% và năm 2019 bằng 89,9%.
Theo thông tin trên báo Tổ quốc, trong nhóm ASEAN-6, GNI bình quân đầu người năm 2020 của Singapore đạt gần 90.000 USD – PPP, gấp 10,6 lần GNI bình quân đầu người của Việt Nam.
GNI bình quân đầu người của Malaysia đạt 27.360 USD – PPP, gấp 3,3 lần Việt Nam. GNI bình quân đầu người của Thái Lan đạt 17.710 USD – PPP, gấp 2,17 lần Việt Nam.
GNI bình quân đầu người của Indonesia đạt 11.750 USD – PPP, gấp 1,44 lần Việt Nam. GNI bình quân đầu người của Philippines đạt 9.040 USD – PPP, gấp 1,12 lần Việt Nam.
Với những số liệu trên, WB xếp Việt Nam và Philippines vào nhóm thu nhập trung bình thấp, các nước Malaysia, Thái Lan và Indonesia nằm ở nhóm thu nhập trung bình cao. Chỉ riêng Singapore thuộc nhóm có thu nhập cao.
Như đã biết, năm 2021 Việt Nam có quy mô GDP đạt khoảng 368 tỷ USD, xếp thứ 41 trên thế giới.
Việt Nam là nước có độ mở kinh tế cao. Hiện nay,
với 189/193 quốc gia, có quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với trên 224 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Đề cập tại Báo cáo Đánh giá cập nhật Quốc gia Việt Nam 2021, hoạt động định kỳ 5 năm một lần của Ngân hàng Thế giới nhận định: Việt Nam đã và đang có nhiều bước tiến trong cải cách thể chế, nhưng để hướng tới nền kinh tế có mức thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam cần nâng cao hiệu quả thực thi nhiều vấn đề cải cách quan trọng.
Ngân hàng Thế giới đánh giá, Việt Nam đã đặt ra những tầm nhìn phát triển tham vọng hơn, hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao. Để thực hiện được mục tiêu, nền kinh tế cần tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm khoảng 5% trong 25 năm tới.
WB cũng cho rằng, nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng, mới đây là đại dịch Covid-19. Tăng trưởng GDP giảm xuống 2,58% vào năm 2021 do sự xuất hiện
nhưng dự kiến sẽ phục hồi lên 5,5% vào năm 2022.
Thêm điểm đáng chú ý nữa là, nhờ công cuộc Đổi mới năm 1986, sau các cải cách kinh tế, Việt Nam đã phát triển từ một trong những quốc gia có thu nhập thấp trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Ngoài ra, Việt Nam hiện là một trong những quốc gia năng động nhất Đông Á - Thái Bình Dương, theo WB.
Từ năm 1989-2021, thu nhập bình quân đầu người (GNI/người) của Việt Nam tăng hơn 13 lần, từ 210 USD (năm 1989) đạt 2.760 (năm 2021). Trong cả giai đoạn, thu nhập bình quân đầu người đạt trung bình khoảng 1.200 USD/năm, Ngân hàng Thế giới cập nhật.
Cần lưu ý rằng, thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia được chia thành 3 nhóm, gồm: Các quốc gia có GNI/người dưới 1.035 USD thuộc nhóm quốc gia có thu nhập thấp, các quốc gia có GNI/người trong khoảng 1.036-4.045 USD thuộc nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp, các quốc gia có GNI/người trong khoảng 4.046-12.535 thuộc nhóm quốc gia có thu nhập trung bình cao và các quốc gia có GNI/người trên 12.536 thuộc nhóm quốc gia có thu nhập cao.
Ở trường hợp của Việt Nam, kể từ khi cải cách kinh tế năm 1986 đến năm 2009, Việt Nam đã chính thức trở thành nước có thu nhập trung bình thấp. Cụ thể, sau hơn 20 năm, GNI bình quân đầu người tăng hơn 5 lần, đạt 1.110 USD vào năm 2009. Từ năm 2009 đến nay, GNI bình quân đầu người tăng 2,5 lần, GNI bình quân đầu người trong cả giai đoạn đạt khoảng 1.900 USD/năm.
Trong khi đó, xét về tầm nhìn và định hướng phát triển, tại Đại hội XIII, Việt Nam đặt đã mục tiêu cụ thể đến năm 2025, Việt Nam phấn đấu trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 4.700-5.000 USD/năm.
Đồng thời, đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu trở thành nước đang phát triển,
, thu nhập trung bình cao, thu nhập bình quân đầu người ước đạt khoảng 7.500 USD/năm.
Đến năm 2045, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành nước phát triển, thu nhập cao, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 12.535 USD/năm.
Theo tờ Wall Street Journal, báo cáo từ Knight Frank và Citi Private Wealth ước tính, GDP bình quân đầu người của Singapore, ở mức 56.532 USD vào năm 2010 tính theo đồng giá sức mua (PPP), cao nhất trên thế giới. GDP bình quân đầu người tính theo PPP của Nauy, theo báo cáo này, là 51.226 USD, của Mỹ là 45.511 USD, còn của Hồng Kông là 45.301 USD.
GDP bình quân đầu người của đảo quốc nhỏ bé Singapore đứng đầu thế giới, trên cả Nauy, Mỹ, Hồng Kông và Thụy Sỹ - một báo cáo vừa công bố cho thấy.Theo tờ Wall Street Journal, báo cáo từ Knight Frank và Citi Private Wealth ước tính, GDP bình quân đầu người của Singapore, ở mức 56.532 USD vào năm 2010 tính theo đồng giá sức mua (PPP), cao nhất trên thế giới. GDP bình quân đầu người tính theo PPP của Nauy, theo báo cáo này, là 51.226 USD, của Mỹ là 45.511 USD, còn của Hồng Kông là 45.301 USD.Báo cáo cũng dự báo, Singapore sẽ giữ vị trí nước giàu nhất trên thế giới trên phương diện GDP bình quân đầu người cho tới năm 2050 và sẽ bị bám đuổi sát nút bởi Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc. Trong khi đó, Nauy và Thụy Sỹ được dự báo sẽ bị các nền kinh tế đến từ châu Á qua mặt trong xếp hạng này.Chắc chắn, số triệu phú gia tăng ở Singapore là một nguyên nhân phía sau sự thịnh vượng ở nước này. Knight Frank và Citi Private Wealth nhận định, số triệu phú ở đảo quốc sư tử sẽ còn tăng trong thời gian tới. Theo báo cáo, trong vòng 4 năm tới, số triệu phú có tài sản khả dụng trên 100 triệu USD tại Singapore sẽ tăng thêm 67%.Báo cáo Wealth Report của Boston Consulting Group công bố hồi tháng 6 cũng đã nhận định, Singapore là nước có mật độ hộ gia đình triệu phú cao nhất thế giới. Cũng theo báo cáo này, đây là năm thứ hai liên tục Singapore giữ vị trí này.Singapore không phải là quốc gia duy nhất hưởng lợi từ sự gia tăng tài sản mạnh mẽ ở khu vực Đông Nam Á. Knight Frank và Citi Private Wealth cho biết, số người có tài sản khả dụng từ 100 triệu USD (không báo gồm bất động sản…) trở lên ở Đông Nam Á đã tăng 80% trong vòng 5 năm trở lại đây.Riêng trong hai năm 2010-2011, số cá nhân có mức tài sản này trong khu vực đã tăng thêm 13%, cao hơn mức tăng trung bình 6% của toàn cầu. Theo dự báo, con số này sẽ tăng thêm 44% trong thời gian đến năm 2016. Do ngày càng có nhiều người giàu, giá bất động sản tại một số thành phố ở Đông Nam Á đã tăng nhanh trong vòng 1 năm trở lại đây, như giá địa ốc ở Bali của Indonesia tăng 15%, ở thủ đô Jakarta của nước này cũng tăng 14,3%.Knight Frank ước tính, hiện có 18.000 người có tài sản 100 triệu USD tài sản khả dụng trở lên ở Đông Nam Á, Trung Quốc và Nhật Bản, nhiều hơn mức 17.000 người ở Bắc Mỹ và 14.000 người ở Tây Âu.Tuy nhiên, kết quả thăm dò do Knight Frank thực hiện cho thấy, những cá nhân siêu giàu này cũng không hoàn toàn tin tưởng rằng khối tài sản lớn của họ sẽ không chịu ảnh hưởng từ những bất ổn kinh tế toàn cầu và những thay đổi về chính trị. Ở Singapore, vấn đề khiến tầng lớp giàu có lo ngại nhất là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với tài sản của họ, trong khi người giàu ở Hồng Kông lại lo lắng hơn về sự mất giá của đồng tiền. Còn tại Ấn Độ, vấn đề khiến người giàu ngày đêm canh cánh là lạm phát trong nước.Với mật độ dày đặc các cửa hàng đồ hiệu, các hộp đêm sang trọng và bất động sản “triệu đô”, Singapore đang ngày càng giữ một vị trí quan trọng hơn với tư cách một thành phố của giới thượng lưu. Các cuộc điều tra với sự tham gia của các cá nhân giàu có đã đánh giá Singapore là thành phố quan trọng thứ 5 trên thế giới đối với những người giàu có nhất. Đánh giá này dựa trên các yếu tố về hoạt động kinh tế, sức mạnh chính trị, chất lượng cuộc sống, tri thức và mức độ ảnh hưởng.Những thành phố “hút” nhà giàu nhất thế giới hiện nay là London, New York, Hồng Kông và Paris. Knight Frank cho biết, thậm chí những người siêu giàu được hỏi ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng muốn chọn tới sống ở London và New York hơn là Hồng Kông hay Singapore. Điều này cho thấy, tăng trưởng kinh tế có thể chưa phải là yếu tố quan trọng nhất khi một cá nhân giàu có chọn nơi sống.Báo cáo nhận định, trong 10 năm tới, Thượng Hải sẽ là thành phố quan trọng thứ 4 đối với tầng lớp siêu giàu, bên cạnh sự nổi lên của các thành phố hiện mới được xem là thành phố hạng hai của Trung Quốc như Trùng Khánh hay Đại Liên, thể hiện qua sự phát triển bùng nổ của thị trường đồ hiệu tại các thành phố này.