Văn Miếu – Quốc Tử Giám được coi là trường đại học cổ nhất Việt Nam, biểu tượng cho truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam. Cũng có thể coi là một trong những trường đại học đầu tiên trên thế giới, một quần thể di tích đệ nhất Hà thành.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám được coi là trường đại học cổ nhất Việt Nam, biểu tượng cho truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam. Cũng có thể coi là một trong những trường đại học đầu tiên trên thế giới, một quần thể di tích đệ nhất Hà thành.
Gắn liền với chiều dài ngàn năm văn hiến của thu đô Hà Nội, ta không thể không nhắc đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám – trường đại học đầu tiên của nước ta, là biểu tượng cho truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam ta.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xây dựng vào thế kỷ 11 dưới thời Lý, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Suốt hơn 800 năm, Văn Miếu- Quốc Tử Giám đã đào tạo ra nhiều nhân tài cho từng thời đại, người đỗ Tiến sĩ qua các khoa thi thời Lê sơ, thời Mạc và thời Lê Trung Hưng được dựng bia để tôn vinh các bậc hiền tài theo quan điểm Hiền tài là nguyên khí quốc gia.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, hiện nay Văn Miếu- Quốc Tử Giám đã có nhiều thay đổi về mặt kiến trúc so với thời nhà Lý với lối kiến trúc phương Đông, ảnh hưởng đậm nét bởi Nho giáo và Phật giáo. Nơi đây nằm giữa bốn dãy phố cổng chính là phố Quốc Tử Giám (phía Nam), phía Bắc là phố Nguyễn Thái Học, phía Tây là phố Tôn Đức Thắng, phía Đông là phố Văn Miếu. Văn miếu bao gồm hai di tích chính là Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy đầu tiên của trường học.
Ban đầu nơi đây chỉ dành cho con vua và các bậc đại quyền quý, sau đã được mở rộng cho người ở cả nước. Toàn bộ kiến trúc Văn Miếu hiện nay đều là kiến trúc thời đầu nhà Nguyễn, khuôn viên được bao bọc bởi bốn bức tường xây bằng gạch vồ từ thời Hậu Lê. Hiện nay, quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám được chia làm ba khu vực chính: Văn hồ, vườn Giám và khu nội tự. Hồ Văn nằm đối diện với cổng chính của Quốc Tử Giám, đây là một hồ nước trong, quanh bờ cây cối râm mát tạo cho hồ một không khí mát mẻ, thư thái để giải tỏa căng thẳng sau những ngày làm việc, học tập mệt mỏi.
Khu nội tự của Văn Miếu – Quốc Tử Giám được ngăn cách với Vườn Giám và không gian bên ngoài bởi bức tường gạch vồ, được chia làm năm lớp, mỗi lớp được giới hạn bằng tường gạch và các cửa thông nhau: một cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên với các kiến trúc chủ thể là: cổng Văn Miếu, cổng Đại Trung, Khuê Văn các, cổng Đại Thành, khu điện thờ, cổng Thái Học và kết thúc là khu Thái Học.
Trước khi khám phá kiến trúc bên trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám, ta phải bước qua Văn Miếu môn, tức cổng tam quan ngoài cùng, cổng có ba cửa, cửa giữa cao to và xây 2 tầng. Từ Văn Miếu môn vào là khu Nhập Đạo với ba cửa chính theo thứ tự từ trái sang phải là Đại Trung, Thành Đức và Đại Tài.
Tiếp đến là Khuê Văn các với kiến trúc một lầu vuông tám mái, bao gồm bốn mái thượng và bốn mái hạ, cao gần chín thước được xây dựng dưới thời Nguyễn, là nơi khi xưa dùng để họp bình các bài văn hay của các sĩ tử đỗ kỳ thi hội. Khu tiếp theo là giếng Thiên Quang và hai vườn bia Tiến sĩ, nơi đây có 82 tấm bia Tiến sĩ hình con rùa bằng đá xanh theo quan niệm của ông cha ta rùa chính là thần Kim Quy biểu tượng cho tinh thần, sức mạnh, sự đùm bọc đoàn kết của dân tộc. Kế tiếp khu tiến sĩ và giếng Thiên Quang là Đại Thành môn với kiến trúc ba gian và hai hàng cột hiên trước sau và một hàng cột giữa.
Qua Đại Thành môn là đến khu điện thờ, đây là khu vực chính của di tích Quốc Tử Giám, là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công, Tứ Phối, Thất thập nhị hiền v.v… và cũng là nơi giảng dạy của trường giám thời xưa. Khu Khải Thánh hay còn gọi là khu Thái học là khu sau cùng của di tích, không chỉ là nơi thờ cha mẹ của Khổng Tử mà còn là nơi rèn đúc nhân tài cho nhiều triều đại.
Nhà Tiền Đường, Hậu Đường là công trình mới nằm trong công trình trùng tu khu Thái Học trong đó Tiền Đường là nơi trưng bày truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo ngày nay, đồng thời cũng là nơi tổ chức các cuộc hội thảo khoa học, văn hoá nghệ thuật dân tộc, Hậu Đường là nơi tôn vinh vị danh sư Chu Văn An, tôn vinh nền giáo dục Nho học Việt Nam và tôn vinh những người đã có công xây dựng Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Không chỉ có ý nghĩa khuyến khích hiền tài giúp nước mà Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn là biểu tượng lưu dấu quá trình hình thành và phát triển của tầng lớp trí thức Nho học Việt Nam, những người đã tiếp thu và phát huy xuất sắc tinh hoa của các nền văn minh phương Đông để sáng tạo ra cả kho tàng văn hiến Hán Nôm giàu đậm tinh thần yêu nước và bản sắc dân tộc, nơi đây gắn liền với nhiều nét mộc mạc của thời đại phong kiến, chứa đựng tinh hoa văn hóa qua các triều đại, đóng vai trò sử đá của nền giáo dục khoa cử Việt Nam.
Tuy có không ít sự đổi thay nhưng Văn Miếu – Quốc Tử Giám vẫn giữ nguyên được những nét đẹp truyền thống. Nơi đây mỗi độ tết đến xuân về, hình ảnh cổ xưa lại hiện về qua hình ảnh những ông đồ già với hoạt động xin chữ đầu năm _ nét văn hóa của người Hà Nội. Với những giá trị lịch sử và văn hóa như vậy, Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã trở thành niềm tự hào của người dân thủ đô nói chung và người Việt Nam nói riêng.
Văn Miếu Quốc Tử Giám, một trong những di tích lịch sử quan trọng nhất của Việt Nam, đã được xây dựng từ thời Lý Thánh Tông năm 1070. Đây không chỉ là nơi tổ chức học tập mà còn là biểu tượng của sự tài trí và kiến thức của nhân dân. Với sự phát triển qua nhiều thế kỷ, đây vẫn là một điểm đến quan trọng thu hút đông đảo du khách khi ghé thăm Hà Nội ngày nay.
“Năm canh tuất, niên hiệu Thần Vũ thứ 2 đời Lý Thánh Tông, vào mùa thu tháng 8, Văn Miếu được xây dựng và tượng Khổng Tử, Chu Công, Tứ Phối, Thất Thập Nhị Hiền được đắp và vẽ. Hoàng thái tử đến đây học tập.” Từ những nền tảng ấy, Văn Miếu Quốc Tử Giám đã trải qua nhiều thăng trầm và tiếp tục phát triển, đặc biệt từ năm 13/7/1999 khi thành phố Hà Nội khởi công xây dựng nhà thái học trong khuôn viên của di tích. Đây đã là nơi sản sinh ra nhiều tài năng cho đất nước. Với hàng trăm bia ghi tên các Tiến sĩ được xây dựng, Văn Miếu Quốc Tử Giám không chỉ là nơi tôn vinh những nhân tài mà còn là biểu tượng của sự cao cả và văn minh.
Di sản lịch sử của Văn Miếu bao gồm diện tích 54.331m2, bao gồm Hồ Văn, vườn giám và nội tự, được bao quanh bởi tường gạch vồ. Phía trước cổng lớn là tứ trụ, hai bên tứ trụ có hai bia “Hạ mã”. Nội tự được chia thành năm khu vực, mỗi khu vực được sắp xếp để đặt bia và thờ phụng các học giả tài ba khắp đất nước. Khi du khách thăm khu bia đá, họ có thể tìm thấy tên của nhiều danh nhân từng được nhắc đến trong sách sử Việt Nam như: nhà sử học Ngô Sĩ Liên - Tiến sĩ năm 1442 đã soạn bộ sách Đại Việt sử ký toàn thư hay nhà bác học Lê Quý Đôn,…
Thiên hạ có thể mở rộng hiểu biết về sự nghiệp của các sử thần Việt Nam và mối quan hệ đa phương giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á thông qua các tấm bia. Đây được coi là những tác phẩm quý báu, góp phần làm nên truyền thống văn hóa và giáo dục của Việt Nam. Đến nay, hầu hết các hoa văn và văn tự trên bia đá vẫn rõ nét. Phong cách viết và trang trí của mỗi bức bia, đầu rùa đều mang dấu ấn thời đại tạo nên chúng.
Trong khuôn viên của Quốc Tử Giám, có một chiếc chuông Bích Ung được đúc bởi Nguyễn Nghiêm vào năm 1768. Đây là một chiếc chuông lớn, có nhiều giá trị lịch sử. Mặt trong của chuông có hai chữ Thọ xương, mặt ngoài được khắc bài mình viết theo kiểu chữ lệ về công dụng của chiếc chuông.
Văn Miếu Quốc Tử Giám luôn coi trọng “nhân tài đối với quốc gia là quan trọng”, và “phải có đào tạo mới có nhân tài”. Vì vậy, đây là nơi sinh ra nhiều tài năng được tôn trọng qua thời kỳ nhà Lê, Mạc, Nguyễn… Điều này tạo nên một truyền thống của người Việt, trước khi tham gia thi cử, họ thường tìm đến đây để cầu may mắn và tinh thần, để đạt được thành tích tốt trong các cuộc thi.
Một sự kiện quan trọng về di tích này là việc UNESCO công nhận bia tiến sĩ của Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di sản tư liệu thế giới. Điều này là nguồn tự hào của người Việt Nam và của lịch sử phát triển của loài người nói chung.