Tan học, tôi theo Thảo về thăm xóm Trại. Thảo dẫn tôi đi hết con đường làng, băng qua một cánh đồng rộng mới nhìn thấy xóm Trại xa tít tắp phía bờ sông. Vừa bước theo đôi chân thoăn thoắt của cô bé, tôi vừa tranh thủ hỏi chuyện
Tan học, tôi theo Thảo về thăm xóm Trại. Thảo dẫn tôi đi hết con đường làng, băng qua một cánh đồng rộng mới nhìn thấy xóm Trại xa tít tắp phía bờ sông. Vừa bước theo đôi chân thoăn thoắt của cô bé, tôi vừa tranh thủ hỏi chuyện
Ngày nay tại Xóm 3 Xuân Trung Xuân Trường Nam Định đã có trung tâm cung cấp và nhân viên tư vấn miễn phí cho khu vực tiền sảnh lễ hội với đội ngũ nhiệt tình chu đáo khi quý khách hàng Xóm 3 Xuân Trung Xuân Trường Nam Định cần hướng tới bộ đàm vô tuyến bộ đàm phục vụ cho từng nhu cầu như bộ đàm phục vụ cho sân khấu ca nhạc, bộ đàm cho quán hát karaoke, bộ đàm dành cho công trình nhà xưởng, bộ đàm hay tổng đài dành cho taxi cằm tay với thông số đảm bảo chất lượng cao.
Tự hào là Trụ sở cung cấp bộ đàm chất lượng trong Xóm 3 Xuân Trung Xuân Trường Nam Định, Đơn vị cung cấp bộ đàm cố định và bộ đàm cằm tay số một chất lượng cao đến với Quý vị, nhỏ gọn tiện dụng bộ đàm cằm tay cho quán ăn, bộ đàm cho quán karaoke, bộ đàm phục vụ công trình nhà xưởng, bộ đàm phục vụ các dịp tổ chức sự kiện...v.vv.Phục vụ uy tín chất lượng luôn đặt lên hàng đầu tại Xóm 3 Xuân Trung Xuân Trường Nam Định bộ đàm cằm tay hay cố định chúng tôi đã có mặt tại các hãng taxi Hoàng Xa, Taxi Vàng, Taxi Mai Linh, Taxi Dầu Khí, Taxi Đại Duy, Taxi Sao Mai...v..v và các quán karaoke như Karaoke Sao Băng, Karaoke Roya v..vv. cung cấp bộ đàm tổng đài chất lượng hàng đầu ngày nay Quý khách Xóm 3 Xuân Trung Xuân Trường Nam Định với thương hiệu uy tín cam kết chữ tín nâu dài kết nối Quý khách hàng dài nâu.
Mouhya cùng hai người đồng hương nhìn quanh rồi mạnh dạn bước vào quán cơm trên phố Tứ Liên, quận Tây Hồ (Hà Nội), trưa một ngày cuối tháng 10.
"Thật dễ chịu khi không còn ai nhìn chúng tôi hiếu kỳ như hồi mới đến", chàng trai 28 tuổi người Somali nói. Người bạn của Mouhya chìa điện thoại ghi tên mấy món ăn cho chị Nguyễn Thị Thảo (chủ quán) rồi lặng lẽ ngồi vào bàn.
"Họ không biết tiếng Việt nên chúng tôi giao tiếp với nhau hoàn toàn bằng công cụ dịch trên điện thoại", chị Thảo giải thích.
Gần ba tháng qua, người dân các phường Nhật Tân, Tứ Liên, quận Tây Hồ không còn xa lạ với từng tốp đàn ông da đen đi lại trên phố hoặc làm thuê các công việc tay chân như rửa bát, bốc vác ở các vườn đào, quất.
Anh Đỗ Ngọc Hạnh, 36 tuổi, chủ một khu nhà trọ trên địa bàn cho biết những người này đa số đến từ các nước châu Phi như Nigeria, Ghana, Somali, đang trọ trong các căn hộ của anh.
"Hơn 150 người đang thuê trọ ở chỗ tôi. Họ gồm cả nam giới, phụ nữ sống một mình hay hộ gia đình có trẻ con", anh Hạnh nói. Cách đây hơn ba tháng có vài người nước ngoài đến thuê rồi mách nhau, nay cả ba ngôi nhà gần như kín chỗ.
Những người châu Phi này chủ yếu sang Việt Nam với ý định làm giáo viên tiếng Anh nhưng không tìm được việc nên làm lao động chân tay để kiếm sống.
"Họ nói các trung tâm Anh ngữ ở Việt Nam chỉ tuyển giáo viên bản ngữ nên rất khó xin việc. Một số khác chủ đích sang đây với hy vọng đổi đời do cuộc sống ở quê nhà quá khó khăn", anh Hạnh nói.
Manfred Fregene, 42 tuổi, làm bốc vác từ khi mới đặt chân đến đây hồi tháng 5. Mỗi giờ anh được trả 50.000 đồng. Thu nhập trong ngày đủ để mua thức ăn cho 8 người con, 5 trai, 3 gái, từ 1-16 tuổi.
Fregene kể từng kinh doanh nhà đất ở Nigeria nhưng mấy năm nay kinh tế khó khăn, an ninh bất ổn. Mong có cuộc sống an toàn hơn, anh định đưa cả gia đình sang Canada nhưng cuối cùng lại chuyển hướng đến Việt Nam.
"Một số bạn bè tôi đang ở Việt Nam nói đây là một đất nước đáng sống, an toàn nên tôi muốn sang lập nghiệp", người đàn ông Nigeria nói. Thuê một phòng trong ngôi nhà ba tầng có thêm hơn chục đồng hương giúp gia đình anh bớt cảm giác sống ở xứ người.
Manfred Fregene và các con đã hết hạn visa từ hai tháng trước nhưng không thể về nước. "Chúng tôi không biết lấy đâu ra tiền mua vé máy bay và nộp phạt quá hạn visa", người đàn ông nói. Gia đình này cũng nợ tiền thuê trọ mấy tháng nay.
Ở nhà trọ cách Fregene khoảng 500 m, chị Deborah, 46 tuổi, người Nigeria, đến Việt Nam với kỳ vọng có thu nhập tốt để thay đổi cuộc sống.
5 tháng sang đây, Deborah kiếm được công việc dạy tiếng Anh ở Thái Bình, lương 450.000 đồng mỗi giờ. Vài tuần trước, trung tâm không ký tiếp hợp đồng trong khi visa còn hạn gần hai năm nữa nên Deborah thuê nhà trọ ở quận Tây Hồ chờ tìm việc.
Trong thời gian này, chị nhận làm mọi thứ từ phụ vữa, bốc vác cho đến dọn dẹp nhà cửa.
Mouhya sang Việt Nam từ tháng 8. Anh biết Việt Nam qua truyền thông và một số người bạn. "Tôi có kỹ năng về sư phạm. Khi còn ở Somali tôi là giáo viên nên muốn tiếp tục công việc này khi đến đây", chàng trai 28 tuổi nói.
Hai tháng đầu, anh làm giáo viên tiếng Anh ở ngoại thành Hà Nội, mỗi giờ được trả 420.000 đồng. Ba tuần nay Mouhya thất nghiệp. Mang kỳ vọng có thu nhập và cuộc sống tốt hơn, nhưng tuần sau visa hết hạn, việc chưa tìm được, anh dự định sẽ về nước.
Chị Nguyễn Thị Thảo, chủ quán cơm trên phố Tứ Liên, thường giúp những lao động châu Phi bằng cách thuê họ rửa bát, phụ nhặt rau để đổi cơm trưa, tối, dù đủ nhân viên.
Thi thoảng người dân quanh khu vực muốn tìm người phụ bốc vác, làm việc ở công trình xây dựng hay trên đồng ruộng, chị giới thiệu giúp.
"Họ thân thiện, nhiều người hiền lành nhưng bất đồng ngôn ngữ nên khó giao tiếp", chị nói.
Một người dân phường Tứ Liên cho biết từng thuê một số lao động châu Phi phụ giúp khi xây, sửa nhà. Nhược điểm của những lao động này là không thạo việc và khéo léo như người Việt, thường đòi giá cao hơn mặt bằng chung. "Tôi thuê họ vì muốn giao tiếp tiếng Anh chứ muốn công việc hiệu quả sẽ thuê lao động Việt", anh nói.
Chủ nhà trọ Đỗ Ngọc Hạnh cũng cho biết để giúp đỡ những người châu Phi thất nghiệp, anh và một số người bạn lập một nhóm chat trên Zalo giới thiệu việc làm.
Những người chịu gánh nặng cơm áo như anh Manfred Fregene hay chị Deborah có nhu cầu tìm việc thật và chăm chỉ. Số người khác ngại việc, trễ giờ và từng bị lừa nên hay mặc cả khi đi làm, khiến người thuê không hài lòng.
Đại diện UBND quận Tây Hồ cho biết có ghi nhận một bộ phận người châu Phi sinh sống trên địa bàn một thời gian dài. Do không tìm được việc làm theo đúng mục đích, nhóm người này phải bươn chải nhiều nghề như bốc vác, chạy việc vặt.
"Việc quản lý nhóm lao động này cũng gặp nhiều khó khăn bởi họ không có công việc cố định", đại diện quận nói.
Ông cũng cho biết thêm, công an quận Tây Hồ đã liên hệ với các đại sứ quán quản lý các lao động trên để nắm thông tin. Với các trường hợp quá hạn visa, cơ quan chức năng đang thống kê và sắp xếp phương án đưa họ về nước.
Tiến sĩ Kiều Thanh Nga, Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và châu Phi (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) cho biết một số nước châu Phi có điều kiện kinh tế khó khăn nên người lao động có nhu cầu xuất khẩu sang các nước khác, trong đó có Việt Nam để tìm kiếm việc làm có thu nhập và cuộc sống tốt hơn.
Với các "xóm lao động châu Phi" ở Việt Nam, chính quyền cần kiểm tra chặt chẽ và thường xuyên để biết tình trạng lao động và thời hạn visa, cũng như phối hợp chặt chẽ với đại sứ quán các nước để giải quyết những trường hợp phát sinh.
"Người châu Phi thật thà và thân thiện nhưng công việc không ổn định, thất nghiệp kéo dài dễ dẫn đến tình trạng mất trật tự an ninh, an toàn xã hội, vi phạm pháp luật", bà Nga nói.
CTY TNHH SX-TM-DV -XNK DIỆP THIÊN ÂN chuyên sản xuất và kinh doanh: Đồng phục công sở, học sinh, quảng cáo - Tặng phẩm khuyến mãi, quảng cáo - Quần áo bảo hộ lao động - Nhu yếu phẩm,...
Hiện trường vụ cướp ngân hàng ở huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) chiều 7/2.
Sáng 8/2, Nguyễn Thành Trung, 32 tuổi, nghi phạm cướp hơn 3 tỷ đồng của ngân hàng tại Lâm Đồng bị bắt tại Phan Thiết, Bình Thuận.
Theo cơ quan điều tra, thời gian gần đây, Nguyễn Thành Trung nợ nần nhiều người từ việc buôn bán bất động sản thua lỗ. Quá túng quẫn, Trung dự định cướp ngân hàng lấy tiền rồi trốn qua Campuchia.
Nghi phạm cướp ngân hàng Nguyễn Thành Trung bị bắt sau 10 giờ gây án. (Ảnh: Công an cung cấp)
Chiều 7/2, Trung mang theo súng, ba lô và chạy xe máy Dream đến một ngân hàng ở thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng.
Sau khi vào quầy giao dịch, Trung chờ cho ngân hàng vắng khách rồi bất ngờ rút súng, quăng ba lô ép nhân viên ngân hàng bỏ tiền vào. Thấy nhân viên ngân hàng chần chừ, kéo dài thời gian, kẻ cướp đã leo qua vách kính, nhảy vào quầy gom hết tiền trên bàn bỏ vào đầy ba lô rồi vác chạy ra cửa.
Khi bị bảo vệ và người dân ngăn cản, Trung đã rút súng, hướng về phía bảo vệ bóp cò. Sau đó, Trung lấy xe máy chạy về hướng Quốc lộ 20.
Thượng tá Lê Thái - Trưởng Công an huyện Đức Trọng báo cáo kết quả vụ án.
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Công an tỉnh Lâm Đồng khám nghiệm hiện trường, trích xuất camera an ninh truy tìm đối tượng tại các nhà nghỉ, khách sạn. Nhiều lực lượng chốt chặn một số tuyến đường, kiểm tra các phương tiện trên Quốc lộ 20 để truy vết tên cướp, song không có kết quả.
Đại tá Trương Minh Đương (Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng) và Đại tá Đinh Xuân Huy (Phó Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT) có mặt tại hiện trường để chỉ đạo. Thượng tá Lê Thái (Trưởng Công an huyện Đức Trọng) cùng Thượng tá Đặng Văn Kiên (Trưởng phòng Cảnh sát hình sự) làm tổ trưởng, trực tiếp chia thành 2 tổ công tác theo vết nghi phạm.
Nhiều đối tượng được truy xét, sàng lọc. Trong số đó, Nguyễn Thành Trung là diện nghi vấn, khi có thông tin anh ta làm ăn thua lỗ, đổ nợ và hiện vắng mặt tại địa phương.
Ban Giám đốc quyết định thành lập 2 tổ truy bắt, Thượng tá Lê Thái - Trưởng Công an huyện Đức Trọng và Thượng tá Đặng Văn Kiên - Trưởng Phòng CSHS được giao chỉ huy 2 tổ truy bắt nói trên.
Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ cũng được huy động vào cuộc. Lực lượng CSGT triển khai chốt chặn tất cả các ngả đường để đón lõng kẻ cướp táo tợn này.
Sau khi cướp hơn 3 tỷ đồng, Trung chạy vào 1 vườn chuối ở khu vực hồ chứa nước Nam Sơn, huyện Đức Trọng.
Ở đây, Trung thay hết quần áo, mũ bảo hiểm và ba lô đựng tiền. Ma mãnh hơn, Trung đã nhét đá vào ba lô rồi ném xuống hồ nước Nam Sơn, tạo hiện trường giả nhằm qua mặt lực lượng truy bắt.
Sau đó, Trung tiếp tục đổi xe máy từ xe Dream sang xe AirBlade rồi chạy lên hướng Đà Lạt, vòng hướng Lương Sơn để xuống tỉnh Bình Thuận. Trên đường đi, Trung thường xuyên thay đổi quần áo, mũ bảo hiểm.
Đến 2h sáng 8/2, tổ truy bắt phát hiện Trung đang di chuyển bằng xe máy trên Quốc lộ 1A, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Thuận nên tiến hành vây bắt.
Trung khai sau khi cướp thành công có ý định mang theo số tiền sang Campuchia lẩn trốn.
Hiện Công an tỉnh Lâm Đồng đã hoàn tất các thủ tục để khởi tố Nguyễn Thành Trung về hành vi cướp tài sản.
Ngày 8/2, ông Nguyễn Ngọc Phúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng trao quyết định khen thưởng đột xuất cho lực lượng công an tham gia truy bắt kẻ cướp ngân hàng tại huyện Đức Trọng.
Lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng đánh giá cao Công an huyện Đức Trọng và Công an tỉnh Lâm Đồng đã quyết tâm, nhanh chóng bắt giữ kẻ cướp, thu hồi đầy đủ tài sản, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, bảo đảm an toàn cho người dân đón Tết Nguyên đán.